Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết 1 bài khoảng 15 dòng giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức

Vận dụng trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

VnDoc gửi tới các bạn tài liệu Viết 1 bài khoảng 15 dòng giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức. Đây là nội dung câu hỏi phần Vận dụng trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Để giúp các em làm tốt bài này, VnDoc giới thiệu 3 đoạn mẫu cho các em tham khảo, có ý tưởng làm bài. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

Đề bài: Thời Minh - Thanh, trấn Cảnh Đức (Giang Tây) trở thành kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Em hãy sưu tầm tư liệu trên sách báo, internet, viết 1 bài khoảng 15 dòng, giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức.

(Gợi ý tham khảo trang web:

http://nghethuatxua.com/lich-su-phat-trien-va-quy-trinh-san-xuat-do-su-canh-duc-tran)

Hướng dẫn trả lời:

Viết 1 bài khoảng 15 dòng giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức mẫu 1

Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, trong một vùng núi non, nối với bên ngoài nhờ một nhánh sông Trường Giang. Gốm sứ sản xuất tại đây được vận chuyển theo đường thủy đi khắp nơi trên thế giới.

Gốm được sản xuất ở Cảnh Đức Trấn từ cách đây khoảng 2.000 năm, đến thời Đông Tấn, cách đây hơn 1.600 năm thì bắt đầu sản xuất đồ sứ. Nhờ nguồn cao lanh và sự tài hoa của những người thợ, gốm sứ Cảnh Trấn Đức được đánh giá là có kỹ thuật vượt trội, vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc.

Kỹ thuật sản xuất gốm ở Cảnh Đức Trấn đã được Trung Quốc xếp hạng là Di sản phi vật thể quốc gia và đã được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Đoạn văn giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức mẫu 2

Thành phố Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, giáp các tỉnh Chiết Giang, An Huy, là cái nôi sinh ra văn hóa gốm sứ và nghề chế tạo đồ gốm sứ của Giang Tây. Do có kỹ thuật sản xuất vượt trội, sản phẩm đạt chất lượng tốt mà Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Một trong những lý do tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho đồ sứ tại Cảnh Đức Trấn là phải tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt với sự phân công lao động rất kỹ càng. Cũng vì vậy mà những thợ tham gia vào từng khâu trong quá trình này đều rất điêu luyện. Tại Cảnh Đức Trấn, ở mọi khâu đều xuất hiện những người thợ, nghệ nhân lành nghề. Kỹ năng, kỹ thuật của họ đa phần được truyền thụ dựa trên nền tảng quan hệ huyết thống, nhưng thông thường chỉ truyền thụ trong nội tộc, tức truyền cho đầu trai, chứ không truyền cho đầu gái. Quy trình chế tác đồ sứ Cảnh Đức Trấn thường chia thành mấy công đoạn chính: tạo phôi, sửa phôi, tráng men, vẽ phôi và nung trong lò. Đồ sứ của Cảnh Đức Trấn thường có chất lượng tốt, tạo hình tinh xảo, hoa văn trang trí đa dạng, chủng loại phong phú, phong cách độc đáo. Có thể nói rằng, đồ gốm sứ đại diện cho văn hóa truyền thống, rực rỡ của Trung Quốc, có giá trị lịch sử quan trọng, trong đó tiêu biểu là đồ gốm sứ của Cảnh Đức Trấn.

Viết 1 bài khoảng 15 dòng giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức mẫu 3

Cảnh Đức Trấn, thành phố ở phía đông Trung Quốc, thuộc tỉnh Giang Tây, được coi là thủ phủ gốm sứ của Trung Quốc. Gốm được sản xuất ở Cảnh Đức Trấn từ cách đây khoảng 2.000 năm, đến thời Đông Tấn, cách đây hơn 1.600 năm thì bắt đầu sản xuất đồ sứ. Ở trấn Cảnh Đức vùng đất ven bờ sông chính là nguồn khai thác cao lanh để phục vụ cho việc làm gốm sứ. Sau khi khai thác về, cao lanh được giã nhỏ, nghiền mịn, lọc kỹ, rồi đóng khuôn. Ở Cảnh Đức, người ta dùng cối nước để giã cao lanh. Tương truyền dọc theo các nhánh sông Trường Giang quanh Cảnh Đức Trấn có tới hơn 6 nghìn cối nước giã cao lanh. Trong suốt hơn 1 nghìn năm, người dân Cảnh Đức Trấn đã làm gốm theo phương thức truyền thống này. Ngày nay, bên cạnh việc sản xuất gốm truyền thống, Cảnh Đức Trấn còn mở ra nhiều xưởng gốm du lịch dành cho khách tham quan trải nghiệm. Nhiều nghệ sĩ nước ngoài cũng đã đến đây để tìm hiểu thêm về nghề gốm và rèn luyện tay nghề. Kỹ thuật sản xuất gốm ở Cảnh Đức Trấn đã được Trung Quốc xếp hạng là Di sản phi vật thể quốc gia và đã được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.

......................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Viết 1 bài khoảng 15 dòng giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức. Hy vọng tài liệu giúp các em tham khảo để trả lời câu hỏi trong bài. Để tham khảo thêm các tài liệu về Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo, mời các bạn vào chuyên mục Giải Sử 7 CTST trên VnDoc nhé.

Ngoài tài liệu trên, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu sách Chân trời sáng tạo khác như: Toán lớp 7, Ngữ văn 7, Tin học 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 1.725
Sắp xếp theo

    Lịch sử 7 CTST

    Xem thêm