Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 2)

Bài giảng Kế toán tài chính

Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 2) giúp người độc hiểu được tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và bất động sản đầu tư. Ngoài ra, các bạn còn hiêu về nguyên tắc hạch toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư, nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định,...Mời các bạn tham khảo.

Bài giảng Nguyên lý Kế Toán

Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 1)

Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 3)

Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 4)

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ
BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Mục tiêu:

  • Hiểu được tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, và bất động sản đầu tư.
  • Hiểu được nguyên tắc hạch toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư. Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư.
  • Hiểu được kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư trong doanh nghiệp được kế toán thực hiện như thế nào.
  • Hiểu được cơ sở để kế toán hạch toán. Nguyên tắc hạch toán được thực hiện.
  • Hiểu được phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến tài sản cố định và bất động sản đầu tư.

3.1. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

3.1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

3.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định

a. Khái niệm:

  • Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn và thời gian dài được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...
  • Tài sản: là một nguồn lực:
    • (a) DN kiểm soát được.
    • (b) Dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN.

b. Đặc điểm của tài sản cố định

  • TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất lúc ban đầu.
  • Trong quá trình tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ mới tạo ra.

c. Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ

  • TSCĐ hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
    • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
    • Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy.
    • Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
    • Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
  • TSCĐ vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do Doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
  • Một tài sản được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thoả mãn đồng thời.
Đánh giá bài viết
1 1.397
Sắp xếp theo

    Giáo Án - Bài Giảng

    Xem thêm