Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 1)

Bài giảng Kế toán tài chính

Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 1) giúp người đọc nắm được những vấn đề cơ bản trong hạch toán kế toán hàng tồn kho, hiểu một số khái niệm cơ bản của chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán liên quan đến hàng tồn kho,...Mời các bạn tham khảo và tải tài liệu miễn phí.

Bài giảng Nguyên lý Kế Toán

Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 2)

Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 3)

Chương 3:
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO

I. Mục tiêu:

  • Người đọc nắm được những vấn đề cơ bản trong hạch toán kế toán hàng tồn kho.
  • Một số khái niệm cơ bản của chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán liên quan đến hàng tồn kho.
  • Các nguyên tắc hạch toán, nguyên tắc xác định giá trị hàng tồn kho, các phương pháp tính giá hàng tồn kho.
  • Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho và kế toán tổng hợp của hàng tồn kho.

1. Những vấn đề chung:

1.1 Khái niệm:

  • Hàng tồn kho là một loại tài sản ngắn hạn vì nó thường bán đi trong vòng một năm hay trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh. Ở doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chủ yếu là hàng hóa mua về để bán lại. Ở đơn vị sản xuất, hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Ngoài ra, hàng đã mua đang trên đường đi chưa về nhập kho và hàng đã xuất kho gửi đi bán, hàng để ở cửa hàng nhưng chưa bán cũng bao gồm trong hàng tồn kho của doanh nghiệp.

1.2 Phân loại:

  • Mỗi doanh nghiệp hay loại hình doanh nghiệp, do đặc thù riêng nên sử dụng các loại hàng tồn kho khác nhau. Tùy thuộc vào tiêu thức mà doanh nghiệp lựa chọn, hàng tồn kho có thể chia làm nhiều loại khác nhau.
  • Theo mục đích sử dụng, hàng tồn kho có thể chia thành hai loại, đó là: Hàng tồn kho sẽ được bán cho khách hàng và hàng tồn kho sẽ được doanh nghiệp sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
  • Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02 "Hàng tồn kho" thì hàng tồn kho được chia thành 3 loại:
    • Hàng tồn kho giữ để bán trong kỳ hoạt động sản kinh doanh bình thường, bao gồm: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng hóa gửi đi gia công chế biến, thành phẩm tồn kho, thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán.
    • Hàng hóa đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang, bao gồm: sản phẩm chưa hoàn thành (sản phẩm đang chế tạo), sản phẩm hòan thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm và chi phí dịch vụ dở dang.
    • Hàng tồn kho để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ, bao gồm: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi đường.
  • Theo cách phân loại này, mỗi một thành phần của hàng tồn kho có mục đích sử dụng khác nhau hay có đặc điểm vận động và yêu cầu quản lý khác nhau, sẽ được coi như một đối tượng kế toán riêng lẽ, được tổ chức theo dõi trên tài khoản kế toán riêng.
  • Ngoài ra, căn cứ vào vai trò, tác dụng và yêu cầu quản lý: theo cách phân loại này, mỗi một đối tượng kế toán riêng lẽ sẽ được theo dõi trên một tài khoản riêng. Căn cứ vào vai trò quản lý để phân loại hàng tồn kho một cách chi tiết hơn.
  • Theo cách phân loại này mỗi đối tượng cụ thể như: nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm... sẽ được chia thành nhiều loại, mỗi loại bao gồm nhiều nhóm, mỗi nhóm bao gồm nhiều thứ khác nhau với những tên gọi, nhãn hiệu, quy cách. Trong đó, mỗi nhóm, mỗi loại sẽ được ký hiệu riêng. Ký hiệu đó là một cách mã hóa để thuận tiện trong quản lý và sử dụng một cách thống nhất trong doanh nghiệp.
Đánh giá bài viết
1 2.925
Sắp xếp theo

    Giáo Án - Bài Giảng

    Xem thêm