Bài giảng Nguyên lý Kế Toán
Bài giảng Nguyên lý Kế Toán
Bài giảng Nguyên lý Kế Toán giúp người đọc nắm được các kiến thức cơ bản, tổng quan về kế toán, hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của kế toán. Ngoài ra, các bạn còn nắm được nội dung nghiên cứu, chức năng, vai trò của công tá kế toán. Mời các bạn tham khảo.
Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 1)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
Mục tiêu:
Chương này giúp người đọc hiểu được:
1. Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán.
2. Nội dung nghiên cứu, chức năng, vai trò của công tác kế toán.
3. Hiểu và phân loại được các đối tượng kế toán.
4. Nắm được một số vấn đề cơ bản liên quan đến chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, luật kế toán.
I. LỊCH SỬ KẾ TOÁN:
- Sự hình thành và phát triển của khoa học kế toán gắn liền với sự hình thành và phát triển của đời sống kinh tế, xã hội loài người từ thấp lên cao mà khởi điểm là nền sản xuất hàng hóa. Trong giai đoạn này công việc sản xuất không chỉ nhằm tự túc trong một gia đình hay bộ tộc mà xã hội đã có sự trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất với nhau từ đó yêu cầu theo dõi, tính toán hiệu quả của những hoạt động này đã được đặt ra nhằm mục đích khai thác một cách tốt nhất năng lực sản xuất hiện có.
- Tức là phải thực hiện công tác kế toán để cung cấp các thông tin cần thiết. Tuy nhiên khi trình độ sản xuất còn thô sơ, khối lượng sản phẩm thu được trong không nhiều; nghiệp vụ trao đổi giản đơn thì người chủ sản xuất chỉ cần trí nhớ hoặc dùng các phương pháp ghi nhận đơn giản là có thể nhận thức được tình hình cũng như kết quả của hoạt động kinh tế.
- Khi nền kinh tế xã hội phát triển ở trình độ cao hơn, các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhiều hơn thì phải dùng đến một vài quyển sổ để ghi chép diễn biến của các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên nếu công việc không có gì phức tạp lắm thì người chủ sản xuất có thể vừa là người tổ chức sản xuất vừa thực hiện luôn việc ghi chép sổ sách và tính toán kết quả tài chính (thường là ghi sổ đơn).
- Khi trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động đạt đến đỉnh cao thì người chủ cơ sở sản xuất kinh doanh không thể là người sản xuất, vừa là người bán hàng, là thủ kho, thủ quỹ vừa ghi chép sổ sách để theo dõi tình hình và tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khi đó nhất thiết phải có các bộ phận thừa hành thực hiện các công việc có tính chất nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn như:
- Bộ phận kinh doanh: tìm hiểu nhu cầu thị trường, đề xuất mẫu mã mặt hàng, lập kế hoạch mua bán vật tư, sản phẩm, hàng hóa.
- Bộ phận kỹ thuật: nghiên cứu thiết kế mẫu mã, xây dựng quy trình công nghệ, yêu cầu chất lượng, định mức hao phí lao động vật tư...
- Bộ phận sản xuất: tổ chức thực hiện các lệnh sản xuất theo đúng tiến độ, đúng yêu cầu chất lượng với hao phí thấp nhất.
- Bộ phận kế toán: tổ chức huy động vốn, theo dõi tình hình và tính toán kết quả sản xuất kinh doanh; ghi chép sổ sách và lập các báo cáo tài chính (ghi sổ kép).
- Hoạt động của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh lúc đó là hoạt động quản lý thể hiện ở chức năng: Xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn có tính chất chiến lược;
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra các quyết định điều hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trên cơ sở những thông tin về tình hình thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, các quyết định quản lý kể cả ảnh hưởng của những nhân tố bên ngoài đến thực tiễn hoạt động của cơ sở do các bộ phận chuyên môn cung cấp.