Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 6)

Bài giảng Kế toán thuế

Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 6) giúp các bạn hiểu về nội dung cơ bản của từng loại thuế, chứng từ, phương pháp tính và hạch toán của từng loại thế, biết cách phân biệt lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, phương pháp điều chỉnh từ lợi nhuận kế toán sang thu nhập chịu thuế. Mời các bạn tham khảo.

Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 1)

Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 2)

Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 3)

Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 4)

Bài giảng Kế toán tài chính Phần 5

KẾ TOÁN THUẾ

Mục tiêu:

Sau khi nghiên cứu chương này, người đọc có thể hiểu:

  • Nội dung cơ bản của từng loại thuế, chứng từ, phương pháp tính và hạch toán của từng loại thuê, phí và lệ phí.
  • Phân biệt lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, phương pháp điều chỉnh từ lợi nhuận kế toán sang thu nhập chịu thuế.
  • Lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNDN.

8. 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:

8.1.1 Tổng quan về thuế:

  • Thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân và tổ chức hoạt động kinh tế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước để phục vụ trở lại các hoạt động phúc lợi xã hội, phục vụ mục đích phát triển xã hội và an ninh quốc gia. Vậy nộp thuế không chỉ là nghĩa vụ mà còn là nghĩa vụ mà là trách nhiệm của mỗi công dân và các tổ chức kinh tế.
  • Luật Quản lý thuế được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2007, được coi là một bước tiến quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính về quản lý thuế và các khoản phải thu nộp ngân sách nhà nước. Luật này đã điều chỉnh thống nhất về quản lý thuế đối với toàn bộ các loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước (gọi chung là thuế). Các thủ tục hành chính thuế được quy định đơn giản, rõ ràng và minh bạch giúp người nộp thuế dễ dàng hơn trong việc kê khai thuế, đồng thời nâng cao trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế.
  • Theo luật thuế, các Doanh nghiệp hoạt động có thể thực hiện nghĩa vụ nộp các loại thuế sau:
    • Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
    • Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
    • Thuế nhập khẩu
    • Thuế xuất khẩu
    • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
    • Thuế Thu nhập cá nhâ
    • Thuế tài nguyên
    • Thuế nhà đất, tiền thuê đất
    • Một số loại thuế khác như: thuế môn bài,...
    • Phí và lệ phí

8.1.2 Nguyên tắc kế toán:

  • Phải lập chứng từ và hạch toán đầy đủ chi tiết theo từng loại thuế phát sinh.
  • Lập báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm, thực hiện khai báo và nộp các báo cáo thuế theo quy định của luật thuế hiện hành:
    • Doanh nghiệp chủ động tính và xác định số thuế phải nộp cho Nhà nước theo luật định, kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí và lệ phí phải nộp.
    • Thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp thuế đầy đủ và đúng hạn các khoản thuế theo luật định. Trường hợp có khiếu nại, thắc mắc về thông báo nộp thuế cần giải quyết kịp thời, không được viện bất kỳ lý do nào để hoãn nộp thuế.
  • Phải hạch toán đúng và kịp thời các loại thuế phải nộp vào các tài khoản phù hợp theo quy định của chế độ kế toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí và lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
  • Doanh nghiệp có căn cứ tính thuế phải nộp bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định (hiện nay là tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng) để ghi sổ kế toán (nếu ghi sổ bằng Đồng Việt Nam).
Đánh giá bài viết
1 456
Sắp xếp theo

    Giáo Án - Bài Giảng

    Xem thêm