Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi Hóa 8 học kì 2 năm 2024 - Đề 3

Đề kiểm tra học kì 2 Hóa 8

Đề thi Hóa 8 học kì 2 năm học 2021- 2022 Đề 3 được VnDoc biên soạn tổng hợp là đề thi đề kiểm tra học kì 2 Hóa 8. Nội dung đề thi gồm 5 câu hỏi tự luận, bám sát nội dung kiến thức chương trình Hóa học 8. Hy vọng thông qua nội dung đề thi hóa học kì 2 lớp 8, giúp bạn đọc có thêm tài liệu ôn tập, cũng như làm quen các dạng câu hỏi. Chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 hóa 8.

A. Tài liệu ôn thi cuối kì 2 môn Hóa 8

B. Đề Hóa lớp 8 học kì 2 Có đáp án

Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Cu= 64, O= 16, Cl= 35,5, P= 31, H = 1, Al= 27

Câu 1. (2 điểm) Viết công thức hóa học của các hợp chất sau và cho biết chúng thuộc hợp chất gì?

a) Điphotpho pentaoxit

b) Natri photphat

c) Canxi hiđroxit

d) Natri hidrocacbonat

e) Đồng oxit

f) Axit clohidric

Câu 2. (2,5 điểm)  Cho các chất sau: P, HNO3, Cu, K2O, Fe3O4, SO3

a) Chất nào tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao? Viết phương trình phản ứng xảy ra

b) Chất nào bị hidro khử ở nhiệt độ thích hợp? Viết phương trình phản ứng xảy ra.

c) Chất nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường? Viết phương trình phản ứng xảy ra

Câu 3. (1,5 điểm)

Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các khí: CO2, O2 và H2

Câu 4. (2 điểm) Hòa tan CaCO3 vào 200 gam dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ)

a) Viết phương trình hóa học

b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

Câu 5. (2 điểm) Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từu Fe3O4 bằng cách dùng oxi oxi hóa ở nhiệt độ cao.

a) Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để điều chế được 46,4 gam oxit sắt từ

b) Tính số gam kali penmanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng

Hướng dẫn giải chi tiết đề thi học kì 2 Hóa 8 

Câu 1.

a) Điphotpho pentaoxit

CTHH: P2O5  Là Oxit axit

b) Natri photphat: Na3PO4 là Muối

c) Canxi hiđroxit: Ca(OH)2 là bazo

d) Natri hidrocacbonat: NaHCO3 là muối

e) Đồng oxit: CuO là oxit bazo

f) Axit clohidric: HCl là axit

Câu 2. 

a) Chất nào tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao là: P, Cu

Phương trình phản ứng hóa học

4P + 5O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2P2O

2Cu + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2CuO

b) Chất nào bị hidro khử ở nhiệt độ thích hợp là Fe3O4

Phương trình phản ứng hóa học

Fe3O4 + H2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}Fe + H2O

c) Chất nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là K2O và SO3

K2O + H2O → 2KOH

SO3 + 3H2O → 2H3PO

Câu 3.

Cho tàn đóm đỏ vào 3 bình đựng 3 khí O2, H2, CO

Bình nào thấy tàn đóm bùng cháy thì bình chứa khí O2 và còn lại 3 bình là H2, CO2

Cho 3 khí còn lại qua dung dịch đựng Ca(OH)2

Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng là CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Không có hiện tượng là H2

Câu 4. 

Khối lượng của HCl có trong 200 gam dung dịch HCl 7,3% là

mHCl = (C%.mdd)/100% = 200.7,3/100 = 14,6 (gam) => nHCl = 0,4 mol

Phương trình phản ứng hóa học

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

nCaCO3 = nCaCl2 = nCO2 = 1/2nHCl = 0,2 mol → mCaCO3 = 20 gam

mCaCl2 = 0,2.111 = 22,2 gam

mCO2 = 0,2.44 = 8,8 gam

Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:

m dd sau phản ứng = mCaCO3 + mdd HCl - mCO2 = 20 + 200 - 8,8 = 211,2 gam

Nồng độ của CaCl2 là:

C% dung dịch CaCl2 = (22,3.100%)/(211.2) = 10,51%

Câu 5. 

a) Số mol oxit sắt từ:

nFe3O4 = 46,4/(56.3 + 16.4) = 0,2 (mol).

Phương trình hóa học. 3Fe + 2O2\overset{t^{o} }{\rightarrow} Fe3O4

Theo phương trình:      3mol     2mol     1mol.

Phản ứng:                                              0,2  mol.

Theo phương trình phản ứng: nFe = 0,2.3 = 0,6 mol

Khối lượng sắt cần dùng là: m = 56. 0,6 = 33.6(g).

Số mol của oxi là: nO2 = 0,2.2 = 0,4 mol

Khối lượng oxi cần dùng là: m = 32.0,4 = 12,8 (g).

b) Phương trình hóa học: 2KMnO4 \overset{t^{o} }{\rightarrow} K2MnO4 + O2

Theo phương trình:        2mol                        1mol

Số mol phản ứng:                                           0,4 mol

Số mol KMnO4 là: nKMnO4 = 0,4.2 = 0,8 mol

Số gam penmangarat cần dùng là : m= 0,8. (39 + 55 +64) = 126,4 g.

-------------------------------------------

Để củng cố, nâng cao hiệu quả học tập ngoài Đề thi Hóa 8 học kì 2 Đề 3. Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 8 sắp tới, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 môn Hóa trên VnDoc tổng hợp đề thi của tất cả các môn, là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chúc các em ôn thi tốt, mời các em tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 6.433
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • NH Yến
    NH Yến

    Đề hay 👍🏻

    Thích Phản hồi 28/04/22

    Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Hóa

    Xem thêm