Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra?

Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra? được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra?

Câu hỏi: Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra?

Trả lời:

– Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2: đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch.

– Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao rõ rệt do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra khí phế nang.

– Hơi nước bão hòa trong khí thở ra do dược làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhầy phủ toàn bộ đường dẫn khí.

– Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.

Quá trình hô hấp ở người

Hơi thở được kiểm soát bởi hệ thần kinh tự chủ (ANS), đây là phần hoạt động tự động của hệ thần kinh hoặc nằm ngoài sự kiểm soát có ý thức của bạn. Điều thú vị về hơi thở là bạn cũng có thể tự điều khiển nó bằng cách hít thở sâu, ho và nín thở một cách có ý thức. Hầu hết các hệ thống trong cơ thể chịu sự kiểm soát của ANS không cho phép ‘giành quyền điều khiển’ chức năng một cách có ý thức như vậy. Cùng với sự kiểm soát tự chủ, thì việc có một số tác động có ý thức đến hơi thở cũng cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì hệ thống này. Không khí được đưa vào phổi, hoặc hít vào, với mục đích chiết tách ôxy từ không khí. Ôxy đi qua các mạch máu nhỏ trong phổi được gọi là phế nang. Phế nang cho phép các phân tử ôxy đi vào máu. Phân tử ôxy sau đó được đưa đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Khi ôxy được cơ thể chuyển hóa, cacbon điôxit sẽ được thải vào máu. Chất thải cacbon điôxit được đưa trở lại phổi và được thở ra ngoài không khí.

Các giai đoạn chính của hô hấp

*Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào .

- Sự thở (thông khí ở phổi): Là sự hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

- Trao đổi khí ở phổi:

+ Sự trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

+ Không khí ở ngoài phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi, nghèo cacbonic. Máu từ tới phế nang giàu khí cacbonic, nghèo ôxi. Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang.

- Trao đổi khí ở tế bào:

Máu từ phổi về tim giàu sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic, nên nồng độ ôxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic thấp hơn trong máu. Do đó ôxi được khuếch tán vào máu và cacbonic từ tế bào khuếch tán vào máu.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 64
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm