Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu

VnDoc xin giới thiệu bài Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu?

Câu hỏi: Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu?

Trả lời:

* Vai trò của tim trong sự tuần hoàn máu: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch.

* Vai trò của hệ mạch trong sự tuần hoàn máu: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).

I. Tuần hoàn máu

- Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ tim và các hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch)

+ Co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch.

+ Dẫn máu từ tim => tế bào trong cơ thể => trở về tim.

- Hệ tuần hoàn bao gồm vòng: tuần hoàn nhỏ và tuần hoàn lớn.

⇒ Hệ tuần hoàn giúp lưu chuyển máu trong cơ thể.

Đặc điểm so sánh

Vòng tuần hoàn nhỏ

Vòng tuần hoàn lớn

Đường đi của máu

Máu từ tâm thất phải => phổi => tâm nhĩ trái

Máu từ tâm thất trái => các tế bào => tâm nhĩ phải

Nơi trao đổi

Trao đổi khí ở phổi

Trao đổi chất ở tế bào

Vai trò

Thải CO2

Cung cấp O2

Kích thước vòng tuần hoàn

Nhỏ

Lớn

II. Lưu thông hệ bạch huyết

- Hệ bạch huyết gồm:

+ Mao mạch bạch huyết.

+ Mạch bạch huyết, tĩnh mạch máu.

+ Hạch bạch huyết: chủ yếu là các tế bào bạch cầu.

+ Ống bạch huyết tạo thành 2 phân hệ: phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.

- Đường đi của bạch huyết.

Mao mạch bạch huyết → mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → mạch bạch huyết → ống bạch huyết → tĩnh mạch (hệ tuần hoàn).

- Vai trò của mỗi phân hệ:

+ Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở nửa trên bên trái và ở nửa dưới của cơ thể.

+ Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể.

- Vai trò của hệ bạch huyết: Là hệ thống thoát nước của cơ thể, kiểm soát mức độ dịch của cơ thể, lọc vi khuẩn và là nơi sản sinh bạch huyết.

TRẢ LỜI CÂU HỎI:

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 16 trang 52:

– Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn.

– Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ.

– Nhận xét về vai trò của hệ bạch huyết.

Trả lời:

– Phân hệ lớn: bắt đầu từ mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn → sau đó tập trung đổ vào ống bạch huyết → tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).

– Phân hệ nhỏ: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của nửa trên bên phải cơ thể qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn → sau đó tập trung đổ vào ống bạch huyết → tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).

– Vai trò của hệ bạch huyết: cùng với tuần hoàn thực hiện chu trình tuần hoàn luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.

Câu 1 trang 53 Sinh học 8: Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào?

Trả lời:

– Gồm tim và hệ mạch.

Câu 2 trang 53 Sinh học 8: Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?

Trả lời:

– Gồm hạch bạch huyết, ống bạch huyết, mao mạch bạch huyết.

Câu 3 trang 53 Sinh học 8: Nêu tên vài cơ quan, bộ phận của cơ thể và cho biết sự luân chuyển bạch huyết nơi đó nhờ phân hệ nào?

Trả lời:

– Nửa đầu bên phải, tay phải: phân hệ nhỏ

– Tay tái, 2 chân, nửa đầu bên trái, khoang bụng (gan, dạ dày, ruột…): phân hệ lớn.

Câu 4 trang 53 Sinh học 8: Thử dùng tay xác định vị trí của tim trong lồng ngực của mình. Có thể dùng ngón tay để xác định điểm đập, nơi mỏm tim (đỉnh tim) chạm vào thành trước của lồng ngực.

Trả lời:

Tim nằm ở giữa lồng ngực và hơi lệch về bên trái.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 105
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm