Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?

Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu? được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?

Câu hỏi: Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?

Trả lời:

- Trong quá trình đông máu tiểu cầu đóng vai trò:

+ Bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo nên nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách

+ Giải phóng chất xúc tác giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.

Tiểu cầu là gì?

Trong máu có 03 loại tế bào là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Mỗi loại tế bào có hình thái và chức năng riêng biệt. Tiểu cầu là tế bào máu nhỏ nhất, đường kính 3-4μm, số lượng khoảng từ 150-450G/L.

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đông cầm máu nhất là giai đoạn cầm máu ban đầu. Tiểu cầu được sản sinh từ mẫu tiểu cầu. Tiểu cầu có đời sống ngắn, khoảng từ 8-15 ngày, hiện nay có thể lưu trữ được tiểu cầu trong 7 ngày ngoài cơ thể ở nhiệt độ 20-22oC, lắc liên tục.

Chức năng của tiểu cầu

Tiểu cầu có 3 chức năng chính là dính, ngưng tập và chế tiết. Ngoài ra tiểu cầu còn có vai trò trong phản ứng viêm, vai trò miễn dịch.

- Chức năng dính: Bình thường tiểu cầu không dính vào thành mạch, khi thành mạch bị tổn thương tiểu cầu được hoạt hóa và dính vào nơi tổn thương. Collagen là chất quan trọng để tiểu cầu bám dính, kích thích tiểu cầu ngưng tập, collagen tồn tại ở vùng gian bào mạch máu. Các yếu tố khác tham gia hiện tượng dính: GPIb, GPIIb/IIIa,vWF, canxi...

- Chức năng ngưng tập: Đây là hiện tượng tiểu cầu tập trung thành “nút” qua hiện tượng dính. Hiện tượng dính đã hoạt hóa tiểu cầu, tạo điều kiện cho hiện tượng ngưng tập xảy

- Hiện tượng ngưng tập được kích thích bởi một số chất: ADP, thrombin, adrenalin.

Vai trò tiểu cầu với dòng thác đông máu: Tiểu cầu cung cấp điện tích (-) tạo điều kiện cho hoạt hóa yếu tố XII, là bước đầu của quá trình đông máu và tiểu cầu gắn với yếu tố xa tăng hoạt hóa prothrombin.

- Chức năng chế tiết: Với sự có mặt của collagen hoặc thrombin hoạt hóa sẽ dẫn đến tăng chế tiết của các hạt tiểu cầu bao gồm ADP, serotonin, fibrinogen,...; collagen và thrombin hoạt hóa quá trình tổng hợp prostaglandin tiểu cầu. Các chất trên không chỉ làm tăng hoạt hóa tiếp theo của tiểu cầu mà còn có tác dụng làm tăng thấm mạch, hoạt hóa protein C, tạo thromboxan A2 và prostacyclin. Từ đây một chuỗi phản ứng bao gồm tăng thấm mạch, ức chế ngưng tập tiểu cầu sẽ xảy ra.

Thông qua các chức năng, tiểu cầu có vai trò quan trong trong đông cầm máu nhất là giai đoạn cầm máu ban đầu. Chức năng cầm máu của tiểu cầu phụ thuộc vào cả số lượng và chức năng của tiểu cầu. Trên thực tế, các bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu thường là hệ quả của sự phối hợp phức tạp giữa sự giảm cả số lượng và chức năng của tiểu cầu.

Đông máu

- Ở người bình thường, một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm chảy máu ra ngoài da, lúc đầu nhiều sau ít dần rồi ngưng hẳn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương → Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương

- Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu:

+ Tiểu cầu bị vỡ ra khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách

+ Giải phóng enzim để biến chất sinh tơ máu (trong huyết tương) thành tơ máu để tạo thành cục máu đông → Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương

- Ý nghĩa đông máu: giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương

- Khi nào cần làm xét nghiệm đông máu?

- Thực hiện xét nghiệm đông máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán, đánh giá được khả năng đông máu của cơ thể bạn như thế nào và quá trình này sẽ diễn ra trong thời gian bao lâu.

Bạn sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm đông máu trong một số trường hợp dưới đây:

- Bạn bị chảy máu không cầm được hoặc trên cơ thể xuất hiện những vết bầm bất thường; Xét nghiệm để kiểm tra xem liều lượng Warfarin bạn dùng đã phù hợp hay chưa; Quá trình đông máu không thể thiếu sự tham gia của vitamin K, vì thế thực hiện xét nghiệm đông máu để kiểm tra bạn có bị thiếu vitamin K hay không;

- Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm đông máu, liệu bạn có đủ tiêu chuẩn để thực hiện phẫu thuật hay không;

- Gan là nơi tạo ra các yếu tố đông máu , chính vì vậy để kiểm tra hoạt động của gan cần thực hiện xét nghiệm đông máu;

- Kiểm tra cơ thể có tạo ra quá nhiều máu đông hay không;

- Chẩn đoán chính xác các tình trạng rối loạn đông máu, mức độ rối loạn đông máu cũng như tiến triển rối loạn đông máu mà người bệnh mắc phải giúp bác sĩ xác định được hướng điều trị chính xác cho từng đối tượng;

- Xét nghiệm cũng được chỉ định cho những đối tượng không dùng thuốc chống đông nhưng vẫn xuất hiện một số dấu hiệu của rối loạn chảy máu như chảy máu cam, trong phân hoặc nước tiểu có máu, chảy máu nướu răng, chảy máu trong khớp, thị lực suy giảm...

- Xét nghiệm đông máu đóng vai trò rất quan trọng trong các chẩn đoán bất thường về đông máu. Nếu chỉ căn cứ vào những biểu hiện hay triệu chứng bằng mắt thường thì không thể có kết luận chính xác về tình trạng rối loạn đông máu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hướng điều trị bệnh cũng như kết quả điều trị của bệnh nhân.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 64
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm