Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 8

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 8: À ơi tay mẹ sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

A. Lý thuyết Ngữ văn 6 bài 8

1. Chuẩn bị

a. Đôi nét về tác giả, tác phẩm:

* Tác giả:

- Tác giả Bình Nguyên tên thật là Nguyễn Đăng Hào.

- Quê quán: xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

- Chức danh: Là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình.

- Giải thưởng: Nhận hai giải Thơ lục bát (Giải A - 2003; Giải Ba - 2010) trên báo Văn Nghệ.

* Tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác: 2003, bài thơ được tác giả gửi dự thi Thơ lục bát trên báo Văn Nghệ.

b. Tìm hiểu về thể thơ lục bát:

- Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (dòng lục) và dòng tám tiếng (dòng bát). Thơ lục bát gieo vần chân và vần lưng. Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

- Ví dụ:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

(Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi)

- Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (mỗi nhịp hai tiếng). Lục bát là thể thơ có sức sống mãnh liệt, mang vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.

c. Tìm hiểu từ khó:

- Mưa sa: Mưa rơi.

- Cái khuyết: Chỉ cái không đầy đủ, nghĩa trong bài chỉ đứa con nhỏ chưa phát triển đầy đủ.

- Dãi dầu: Chịu đựng lâu ngày tác động của nắng mưa, sương gió và những gian khổ, vất vả.

- Nín: Ngừng lại, nén lại.

d. Nội dung chính:

Bài thơ viết về bàn tay của người mẹ, và về sự chăm sóc của mẹ dành cho con.

e. Bố cục bài học: Tìm hiểu theo 2 mạch nội dung chính như sau:

- Hình ảnh đôi bàn tay mẹ.

- Lời ru của người mẹ hiền.

2. Đọc hiểu

a. Hình ảnh đôi bàn tay mẹ:

- Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời

+ "chắn mưa sa".

+ "chặn bão qua mùa màng".

→ Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho con được hạnh phúc, bình yên.

→ Sức mạnh phi thường, bản năng của người làm mẹ.

- Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con

+ "Bàn tay mẹ dịu dàng".

+ Gọi con là cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời bé con.

→ Trái ngược với vẻ cứng rắn khi đối mặt với cuộc đời, mẹ luôn dịu dàng, yêu thương con.

- Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi sinh vì con:

+ "Thức một đời".

+ "Mai sau bể cạn non mòn" vẫn còn hát ru.

+ "Chắt chiu từ những dãi dầu".

→ Người mẹ vất vả, chắt chiu...nuôi nấng con. Mẹ nuôi con suốt một đời dù cho bất cứ điều gì xảy ra.

- Nghệ thuật:

+ Điệp từ, điệp cấu trúc "Bàn tay mẹ", "À ơi này cái".

+ Ẩn dụ:

  • Bàn tay mẹ - người mẹ.
  • Cái trăng, cái Mặt Trời - người con.

+ Lối thơ, nhịp thơ như lời hát ru.

→ Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Thể hiện tình cảm của mẹ đối với đứa con nhỏ của mình.

b. Lời ru của người mẹ hiền:

- Mẹ lo nghĩ cho tất cả mọi người

+ Nghĩ cho đứa con yếu ớt, nhớ nhung mẹ:

  • "Mềm ngọn gió thu", "tan đám sương mù lá cây" → xua tan đi cái rét mướt, lạnh lẽo của thời tiết. → Sự ấm áp đến từ lời ru, từ trái tim người mẹ.
  • "Cái khuyết tròn đầy", "cái thương cái nhớ" → thương cho đứa con còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, thương con khi phải xa mẹ.

+ Nghĩ cho mẹ, cho bà: "sóng lặng bãi bồi", "mưa không dột chỗ bà ngồi khâu".

+ Nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: "cho đời nín đau".

- Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình "À ơi...Mẹ chẳng một câu ru mình".

→ Đức hi sinh cao cả, thiêng liêng của người mẹ.

- Nghệ thuật

+ Điệp từ, điệp cấu trúc: "Ru cho".

+ Ẩn dụ "cái khuyết tròn đầy".

+ Nhân hóa "đời nín cái đau".

+ Nhịp thơ như lời hát, uyển chuyển, sâu lắng.

→ Tác dụng

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Thể hiện sự hi sinh cao cả của mẹ không chỉ với con mà là với người thân, với cả cộng đồng.

3. Tổng kết

- Về nội dung: À ơi tay mẹ là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình.

- Về nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con.

+ Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.

B. Bài tập Ngữ văn 6 bài 8

Bài tập: Em hãy sắp xếp những nội dung với câu thơ đã cho sao cho phù hợp nhất.

* Câu thơ:

(1) Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng.

(2) Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon.

(3) Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.

* Nội dung:

(1) Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi con.

(2) Bàn tay mẹ mạnh mẽ, kiên cường.

(3) Bàn tay mẹ vất vả, hi sinh.

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ những câu thơ và nội dung đã cho.

- Phân tích và sắp xếp nội dung phù hợp với câu thơ.

b. Hướng dẫn giải:

(1) Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng.

-> Bàn tay mẹ mạnh mẽ, kiên cường.

(2) Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon.

-> Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi con.

(3) Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.

-> Bàn tay mẹ vất vả, hi sinh.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Ngữ văn 6 Cánh diều bài 9

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Ngữ văn lớp 6 bài 8: À ơi tay mẹ sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 6.

Đánh giá bài viết
1 2
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 13:27 24/01
    • Phước Thịnh
      Phước Thịnh

      😄😄😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 13:27 24/01
      • Kẹo Ngọt
        Kẹo Ngọt

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 13:27 24/01

        Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

        Xem thêm