Soạn bài Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng KNTT

Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng KNTT. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết.

Yêu cầu

- Văn bản phải có cấu trúc chặt chẽ, phù hợp với mẫu cấu trúc chung của văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

- Nội dung văn bản thể hiện rõ những hành vi cần thực hiện, không được thực hiện trong không gian công cộng, phù hợp với yêu cầu, quy định của cơ quan, tổ chức ban hành, phù hợp với quy định của pháp luật.

- Ngôn ngữ khách quan, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

Phân tích văn bản tham khảo

Nội quy khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư

- Tên của tổ chức biên soạn nội quy:

SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TỈNH NINH BÌNH

TRUNG TÂM BẢO TỒN DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỐ ĐÔ HOA LƯ

- Tên nội quy

NỘI QUY KHU DI TÍCH

LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỐ ĐÔ HOA LƯ

- Lời dẫn: nêu đối tượng đưa ra yêu cầu và đối tượng thực hiện nội quy

- Nội dung của các quy định: chia thành các mục lớn (ký hiệu I., II.), mục nhỏ (đánh số 1., 2.), nội dung tùy theo đặc điểm và mong muốn của tổ chức.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 92 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

- Văn bản trên được xem là văn bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng vì xuất hiện ở một không gian công cộng (di tích), đưa ra các yêu cầu, quy định mà người đến cần tuân thủ.

- Cấu trúc đúng với một văn bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng, có tên của nội quy rõ ràng.

Câu 2 trang 92 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Khi soạn văn bản nội quy, hướng dẫn, việc dự tính được những hành vi không mong muốn có thể xảy ra nơi công cộng có thể giúp người soạn văn bản đưa ra ngay trong nội quy các yêu cầu về hành động không được thực hiện, dự kiến được cách giải quyết đối với các trường hợp vi phạm hoặc gặp rắc rối cần hỗ trợ.

Thực hành viết

Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng

1. Chuẩn bị viết

- Xác định cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm viết nội quy, hướng dẫn.

- Xác định đối tượng người đọc và thực hiện nội quy, hướng dẫn.

- Xác định mục đích của văn bản nội quy, hướng dẫn.

2. Tìm ý, lập dàn ý

- Tên của tổ chức ra thông báo: được viết ở góc trái, phía trên của văn bản.

- Tên của bản nội quy: nêu rõ không gian công cộng và nhóm hành vi được yêu cầu (nội quy sử dụng thư viện, hướng dẫn sử dụng thang máy, nội quy tham quan bảo tàng,...) được viết bằng chữ in hoa, khổ lớn.

- Lời dẫn: là một câu dẫn dắt vào nội dung cụ thể của nội quy, hướng dẫn.

- Các mục: nêu rõ các yêu cầu, quy định của tổ chức, các hành vi cần được thực hiện. Mỗi mục thường được đánh dấu bằng các kí hiệu như số thứ tự, gạch ngang đầu dòng,...

3. Viết

Viết văn bản theo các ý đã lập.

* Bài viết tham khảo:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG A

NỘI QUY, QUY ĐỊNH CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG THPT A

Thư viện trường THPT A yêu cầu các cán bộ, nhân viên, học sinh trong trường khi đến thư viện cần thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định sau:

I. Nội quy chung

1. Yêu cầu bắt buộc

- Xuất trình Thẻ Cán bộ/Học sinh và check in qua đầu đọc mã vạch tại cửa ra vào.

- Tuân thủ các nội quy, quy định của Thư viện về tra tìm tài liệu, đọc, mượn, truy cập tài liệu, giữ gìn cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Phải giữ gìn tài liệu, trang thiết bị, tài sản, thực hiện nếp sống văn minh, văn hoá trong ăn mặc, giao tiếp tại Thư viện.

- Không được dùng Thẻ của người khác và không cho người khác sử dụng Thẻ của mình.

- Không được làm hư hại, xáo trộn tài liệu, tài sản; không tự ý thay đổi các chương trình liên quan đến phần mềm trên máy tính.

- Không tự ý sao chụp tài liệu dưới mọi hình thức.

- Không được truy cập thông tin có nội dung không lành mạnh, sử dụng, khai thác, chuyển tải các nguồn tin bất hợp pháp, gây hại cho lợi ích Quốc gia.

- Trước khi chuyển công tác (đối với cán bộ, nhân viên) hoặc trước khi ra trường (đối với HS), cần phải trả các tài liệu, sau đó được cấp Giấy xác nhận “Đã trả hết sách Thư viện”.

- Học sinh phải học chương trình “Hướng dẫn sử dụng thư viện” mới được sử dụng tài liệu tại các phòng của Thư viện.

2. Trường hợp bị mất Thẻ

- Đối với học sinh cần phải làm đơn xin cấp lại Thẻ, có xác nhận của GVCN, sau đó xin xác nhận tại Thư viện để được cấp lại thẻ.

- Đối với cán bộ, nhân viên cần làm đơn xin cấp lại Thẻ, có xác nhận của Hiệu trưởng, sau đó xin xác nhận tại Thư viện để được cấp lại thẻ.

3. Các hình thức xử lý vi pham nội qui

3.1. Trường hợp vi phạm nội qui thông thường

- Tự ý mang sách của phòng Đọc về nhà: Thu Thẻ, tước quyền sử dụng Thư viện trong thời gian 06 tháng.

- Quá hạn: sách giáo khoa 500đ/ ngày; sách tham khảo 1.000đ/ngày; sách khác 1.500đ/ngày.

- Rách sách: thu kinh phí đóng sách.

- Cắt xén tài liệu: tước quyền sử dụng Thư viện thời hạn 01 năm, nộp phạt gấp 3-10 lần tùy mức độ nghiêm trọng.

- Viết, vẽ bẩn vào sách: Thu Thẻ

- Mất nhãn mã số mã vạch: 5.000 đ/nhãn.

- Làm mất sách: mua mới (nếu có)+10.000đ (xử lý nghiệp vụ)

- Phô tô (nếu không có) + 20.000đ (xử lý nghiệp vụ+bản gốc)

- Các trường hợp khác gặp Quản lý thư viện

3.2. Trường hợp vi phạm nội qui nghiêm trọng

- Giả mạo chữ ký, sử dụng thẻ của người khác (cho người khác mượn thẻ), lấy sách của Thư viện: thu Thẻ từ 06 tháng trở lên. Tùy theo mức độ nghiêm trọng Trung tâm sẽ thông báo trường hợp đó cho Lớp và Trường xem xét xử lý.

II. Thời gian phục vụ:

- Thư viện phục vụ các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 7).

- Thời gian cụ thể:

+ Sáng: Từ 7h đến 11h 30

+ Chiều: Từ 13h đến 17h

Thư viện trường THPT A

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Đọc lại bài và chỉnh sửa theo hai cấp độ: ý lớn và chi tiết. Rà soát lại xem các ý trong dàn ý đã được triển khai thành các đoạn văn sáng rõ và mạch lạc chưa. Nếu chưa hợp lí thì cần sắp xếp lại các ý.

- Bổ sung những phân tích cụ thể đối với các chi tiết, hình ảnh, sự việc trong truyện, tránh tình trạng nêu những nhận định chung chung, thiếu chứng cứ về nhân vật.

- Kiểm tra những ý phân tích về mối quan hệ giữa chủ đề truyện với hệ thống nhân vật, lược bớt những câu, đoạn phân tích không dẫn tới việc hiểu thấu đáo về chủ đề.

- Kiểm tra tính logic giữa các câu, đoạn; bổ sung bằng các phương tiện liên kết phù hợp.

- Rà soát, phát hiện các lỗi chính tả, lỗi về từ ngữ, ngữ pháp để chỉnh sửa.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng KNTT. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 KNTT...

Đánh giá bài viết
1 113
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 2

    Xem thêm