Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Anh chị hãy giải thích câu tục ngữ: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”

Văn mẫu lớp 7: Anh chị hãy giải thích câu tục ngữ: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 7 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 7 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

1. Giải thích câu tục ngữ: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” mẫu 1

Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta rất cần một mối quan hệ tốt với những người sống kế cạnh nhà, như ông bà ta xưa từng nói: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”… Vậy “bán anh em xa, mua láng giềng gần là gì” hãy cùng nhau phân tích để làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ mà ông cha ta để lại.

Bán = xem như không còn cái vốn có (vốn có = Anh, Chị, Cô, Dì, Chú, Bác..đang ở xa ). Mua = đem sự lễ phép..cung kính của bản thân.. đến làm quà cho láng giềng hiện hữu để được nhận lại cái sự hài lòng thân thiện của mọi người. Qua ý nghĩa bóng bẩy của các từ ngữ.. có thể bạn tạm vừa ý với toàn câu tục ngữ.

bán anh em xa mua láng giềng gầnNgười xưa cũng ghi lại kinh nghiệm cuộc sống thành câu thành ngữ: Nhất thân nhì thế, cũng là cách để giải thích tính hiệu ứng tuyệt vời trong lời dạy trên (là câu tục ngữ). Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.

Ý nói anh em họ hàng dù thân thích, nhưng ở xa cũng không có điều kiện giúp đỡ bằng người dưng ở gần mình. Cần có quan hệ đối xử tốt với những người hàng xóm. Khi nói: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” thì các cụ ta có ý ám chỉ tính cách quan trọng trong tình nghĩa thuận hoà lối xóm, ngày ngày đi về thấy nhau, tháng năm gần gũi với nhau.

Thử tưởng tượng sống cạnh một gia đình mà họ thường xuyên “hàng thịt nguýt hàng cá”, dòm ngó sang nhà mình, bình phẩm điều này, chê bai điều kia, vặn nhạc ồn ào, xe đậu bừa bãi thì làm sao mà đời sống của mình thoải mái, ăn ngon ngủ yên cho được.

Ngược lại, khi nấu bát canh chua, thiếu quả cà tô mát mà lối xóm sẵn sàng “có đây”, tiếp tế. Cần nhờ để mắt coi chừng nhà khi đi nghỉ hè mà họ sẵn sàng nhận lời. Cần thợ sửa xe kinh nghiệm mà họ ân cần giới thiệu một nơi thì đời sống chắc là nhẹ nhàng dễ chịu hơn…

Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Hàng xóm tốt đôi khi không được tán thưởng nhưng luôn luôn được để ý. Tâm lý con người thường có thói quen truyền miệng rỉ tai, “buôn lê” về người hàng xóm xấu chứ ít khi nói tới người hàng xóm tốt.

Với tình cảm xóm giềng, mỗi người hãy ý thức nhường nhịn và giữ hòa khí để cuộc sống của gia đình mình trong khu xóm luôn được êm đẹp. Bởi trong đời thường, không thiếu những lúc chúng ta nhờ cậy đến người hàng xóm: khi cần cây búa, mượn cái thang, xin để nhờ cái kệ, cái tủ lúc sửa nhà. Khi có người đau ốm mà gia đình neo đơn, hàng xóm lại là chỗ tự nguyện trông nhà hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện giùm. Đôi khi có việc ma chay, giỗ chạp, những nhà kế bên (nhất là ở quê) cũng sang phụ giúp một tay… Người ta nói “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” là vậy.

Từ xưa, người Việt mình đã rất trân trọng tình cảm láng giềng với nhau, “bán anh em xa mua láng giềng gần” mà. Chính vì thế nên đừng vì những cảm xúc trẻ con mà đánh mất thứ tình cảm đáng quý này nhé. Dù sao thì, “tối lửa tắt đèn” cũng còn có nhau, phải không?

2. Giải thích câu tục ngữ: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” mẫu 2

Những câu tục ngữ của người xưa luôn là những lời răn dạy hữu ích đã được đúc kết lại cho con cháu đời sau. Cuộc sống của người dân Việt Nam xưa kia thì người dân thường sống gắn bó với nhau trong một làng xã. Họ thân quen nhau và trở thành người thân thiết như ruột thịt. Cho nên có câu tục ngữ cũng nói về vấn đề tình làng nghĩa xóm “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.

Đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu nói là gì? Thực ra chúng ta cũng phải biết được rằng trong câu nói như nhắc đến chuyện mua bán nhưng không phải vậy. Câu này như đã có ý khuyên răn mỗi người chúng ta nên ăn ở cũng như phải sống thật vui vẻ hòa đồng với hàng xóm láng giềng kề bên. Lý do ở đây đó chính là bởi anh em họ hàng dù là thân tình, dù là máu mủ nhưng ở xa thì khi mà có những việc hệ trọng và khẩn cấp thì không thể nào mà có thể tới ngay đây được. Điều này lại như gợi nhắc chúng ta đến với câu tục ngữ “Nước xa không cứu được lửa gần”. Khi có việc quan trọng mà người thân ruột thịt không có ở đây thì những người hàng xóm lại sang giúp đỡ và như là những người thân vậy.

Khi con người ở bất cứ đâu cũng cần phải có được một sự gắn kết cộng đồng để có thể chia sẻ cũng như giúp đỡ cùng nhau sống vui vẻ lạc quan. Câu tục ngữ thật đặc sắc “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã như lấy chuyện mua bán ra để nói, nhưng ấn tượng hơn là lại “bán” anh em ở xa để đổi lấy việc “mua” láng giềng ở gần. Như trên đã nói thì không có một cuộc mua bán nào ở đây, mà câu tục ngữ như chỉ muốn nhấn mạnh rằng khi đến một nơi xa mà không có người thân ruột thịt thì phải biết yêu những người xung quanh, yêu những người hàng xóm. Ta cũng cần phải hiểu câu tục ngữ một cách linh hoạt hơn, chứ không phải cố thân quen với hàng xóm để nhận được sự giúp đỡ. Có ai đó đã từng nói rằng “Còn gì đẹp trên đời hơn thế! Người với người sống để yêu nhau”. Khi chúng ta đi xa, đến một nơi không có người thân quen chắc chắn rằng sẽ thấy rất vất vả, lạ lẫm và cả sự cô đơn. Chắc chắn ai ai cũng sẽ có tâm lý như vậy. Cho nên việc “mua láng giềng gần” như một cách giúp cho chính bạn thích nghi được với cuộc sống nơi phương xa đó.

Nói đến hàng xóm người dân Việt Nam ta rất hay coi trọng, bởi họ là những người ở gần với nhau. Họ có thể chia sẻ, giúp đỡ chính mình, và không dừng lại ở đó mình cũng đi giúp đỡ chính họ. Để rồi những ngày khó khăn lại cưu mang đùm bọc nhau giúp nhau có thể vượt qua được khó khăn. Thực tế cho thấy có rất nhiều khu, làng có những người hàng xóm thân thiện. Họ dường như chỉ sống trong những ngày hạnh phúc, họ cũng đã thấy được rằng “có tiền cũng không mua nổi” tình làng nghĩa xóm. Khi một nhà có chuyện, cả xóm cũng lo lắng và đồng cảm cho nhà người đó. Chính những cái nắm tay, những ánh mắt trìu mến của những người hàng xóm như chính là động lực để giúp cho gia đình gặp chuyện thêm ấm lòng hơn.

Ta như vẫn thấy được những người hàng xóm thường sang nhà nhau chơi để nói chuyện. Các chuyện từ trên trời xuống dưới biển, miễn sao họ cảm thấy vui vẻ. Người nông dân xưa kia thì lại cần được tình làng nghĩa xóm hơn bao giờ hết. Với cảnh nhà nông quanh năm suốt tháng phải ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” như cứ mãi đeo bám họ. Những người hàng xóm chung cảnh nghèo khó họ như càng thương nhau hơn, đùm bọc nhau như người thân. Họ cùng nhau lao động, cùng nhau sẻ chia mọi thứ trong cuộc sống để rồi để khi mỗi người trong số họ khi đi xa lại khôn nguôi nhớ nhà, nhớ quê và nhớ cả những tình làng nghĩa xóm.

Trong xã hội hiện đại ngày nay thì người ta lại không hiểu được hết ý nghĩa của câu nói “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Xã hội ngày nay “ai biết nhà ấy”, hàng xóm ở gần nhau mà không biết tên nhau cũng là hiện tượng dễ nhận thấy. Song, bên cạnh đó ta cũng không thể phủ nhận được nhiều tập thể hàng xóm hiện nay vẫn giữ được tình cảm làng xóm thân thiết đó. Khu nhà, khu phố sẽ trở lên vui tươi hơn khi có được những tiếng cười vui của hàng xóm.

Thông qua câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã giúp cho người đọc thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của những người hàng xóm. Tình làng nghĩa xóm cũng được xem là một trong những thứ tình cảm đẹp và đáng có của mỗi con người.

3. Giải thích câu tục ngữ: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” mẫu 3

Trên đời này có vô số các mối quan hệ và mối quan hệ nào cũng mang lại cho chúng ta nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ tình anh em, tình yêu, tình bạn cho đến tình đồng nghiệp,…trong đó phải kể đến tình nghĩa với hàng xóm láng giềng. Hầu hết mọi người đều cần có những người hàng xóm tốt bụng ở trong đời của mình. Họ giúp bạn vận chuyển nhà cửa, giúp nhận đồ đạc, đôi khi trông chừng lũ trẻ hoặc mua vài món đồ lúc bạn ốm đau,… Bởi thế thành ngữ mới có câu:

“Bán anh em xa mua láng giềng gần”

Thực chất, anh em trong gia đình, có quan hệ máu mủ thì tất nhiên phải rất thân thiết. Đã là anh em một nhà chắc chắn luôn yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Vậy hàng xóm chỉ là những kẻ lạ người xa thì làm sao có thể so sánh? Chẳng lẽ người dưng mà lại tốt hơn người thân hay sao? Sao phải “Bán anh em xa mua láng giềng gần”? Có lý nào người xưa lại dạy như vậy?

Đúng vậy! Thường thì người thân là tốt với nhau nhất, còn người dưng khác họ thì tốt xấu lẫn lộn và họ không có nghĩa vụ phải tử tế với mình. Nhưng nếu nói về tình nghĩa hàng xóm láng giềng thì lại khác. Những người ở kế bên nhà hay ở gần nhà mình thì được gọi là láng giềng. Mà người ở gần so với người ở xa thì người nào hỗ trợ mình tốt hơn trong lúc khó khăn? Dẫu cho anh em có thương yêu nhau đến độ nào nhưng khi xảy ra chuyện nguy cấp, liệu họ có đến kịp để hỗ trợ chúng ta? Lúc đó, chỉ mong nhờ vào bà con láng giềng mỗi người giúp một tay mới mong qua được cái khó.

Vậy nên, những người như thế cần được chúng ta biết ơn và trân trọng. Người dưng mà thế mới đáng quý chứ.

Tôi là một người xuất thân từ vùng quê nghèo nên tôi rất thấm thía và trân trọng cái tình làng nghĩa xóm. Người nhà quê sống thật thà, chất phác và luôn san sẻ vui buồn cùng nhau. Lúc nhỏ, mẹ hay bảo chạy sang nhà hàng xóm để biếu cái này, cái nọ. Khi là đĩa xôi mẹ mới nấu, lúc lại mấy quả cam mới thu hoạch, rồi dăm ba cái bánh cũng chia nhau mà ăn. Lẽ dĩ nhiên, nhà tôi cũng nhận được nhiều quà biếu thơm thảo như thế. Nhớ lại mà cảm giác đầm ấm cứ len lỏi vào từng ngõ ngách của trái tim.

Nhớ hồi xưa quê còn nghèo, nhà ai mua được cái tivi hình màu là cả xóm vui như tết. Cứ tối tối là mọi người lại tranh thủ sắp xếp xong công việc, tắm rửa sạch sẽ rồi tập trung lại cái nhà có tivi. Phần để chúc mừng, phần chia sẻ niềm vui sau những ngày lao động mệt nhọc. Cả xóm ngồi chật cả gian nhà nhỏ để xem mấy chương trình hài, rồi cùng nhau ăn khoai mì nấu. Tiếng cười giòn giã là cả một ký ức tuổi thơ tôi không cách nào quên… Tận bây giờ mỗi khi nhớ lại, tôi lại cảm giác khóe mắt mình hơi cay.

Bởi vậy, người ta mới trân trọng những người láng giềng tốt bụng. Người ta bảo “Bán anh em xa mua láng giềng gần” cũng vì lẽ đó. Anh em thì thân thiết thật đấy nhưng khoảng cách địa lý cũng làm e ngại tình cảm của nhau. Lâu lâu anh em ghé chơi thì tay bắt mặt mừng, làm món ngon để chung vui thì được lắm. Nhưng một năm có được bao nhiêu lần như vậy? Rồi họ cũng phải trở về với bộn bề cuộc sống riêng mình và chúng ta cũng sẽ chỉ gọi tên anh em vào mấy dịp đặc biệt. Chứ xa xôi quá mà mỗi cái mỗi gọi về sao được.

Trong khi đó, những người láng giềng là người chúng ta chạm mặt gần như mỗi ngày. Sáng bước ra cửa đã thấy, làm việc cũng thấy rồi chiều về lại đụng mặt nhau tiếp. Cứ mỗi lần nhà nào cần phụ làm nhà hay làm tiệc gì đấy là cả xóm vây lại giúp mỗi người một tay. Cứ vậy là mọi việc thoáng cái đã xong xuôi. Nhà nào được hôm có món mồi ngon cũng sẽ rủ rê mấy bạn láng giềng lại nhâm nhi và thưởng thức. Thế đấy nên vui lắm, mà còn gắn kết và thân thiết như người trong nhà nữa.

Phải hiểu được rằng mình là những người ở cạnh nhau, giúp đỡ nhau là việc nên làm. Mình có giúp người thì mới mong người giúp lại mình được, cho và nhận là quy luật công bằng của cuộc sống. Có như thế thì khi nhận được sự hỗ trợ, chúng ta cũng tự cảm thấy xứng đáng hơn.

Tôi lại nhớ câu chuyện “Cháy nhà hàng xóm” để lại một bài học cảnh tỉnh cho những ai ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho cuộc sống của nhà mình. Hàng xóm cháy nhà, mọi người thì đổ xô giúp dập lửa, có mỗi lão nằm trong chăn ngủ êm ấm. Thiết nghĩ chuyện của họ thì liên quan gì đến mình. Lão quên rằng hàng xóm láng giềng giống như một chuỗi liên kết, người được lợi thì ta cũng được lợi. Bởi thế nên lão cứ nằm đấy, rồi ngọn lửa bén qua tới nhà lão và cháy trụi cả căn nhà. Lúc đó có khóc cũng chẳng giải quyết được gì.

Sống mà chỉ biết nghĩ cho mình, tự nhốt trong vỏ bọc của sự ích kỷ thì cuộc đời còn gì mà vui thú nữa. Ông bà ta vẫn bảo “Hàng xóm tối lửa tắt đèn” có nhau đấy thôi.

Hãy trân trọng những người luôn sẵn sàng giúp đỡ mình và mình cũng hãy sống đáp trả họ như vậy. Có những người láng giềng hắc ám nhưng cũng tồn tại nhiều người láng giềng rất đáng yêu. Khi chúng ta biết cùng nhau đoàn kết, san sẻ niềm vui hay nỗi buồn thì cuộc sống mới trở nên ý nghĩa.

“Bán anh em xa mua láng giềng gần” là thành ngữ của người xưa đúc kết và truyền lại. Đây không phải ý bảo chúng ta bán đi anh em của mình mà là lời khuyên cho một nguyên tắc sống hay ở đời. Người ở gần là người có thể giúp đỡ và hỗ trợ mình rất nhiều. Trong những lúc thật sự nguy cấp, cả đại gia đình anh em xa cũng không thiết thực bằng một người láng giềng gần.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Anh chị hãy giải thích câu tục ngữ: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 7 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm