Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Anh chị hãy viết bài văn về vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Những bài văn mẫu hay lớp 10

Văn mẫu 10: Anh chị hãy viết bài văn về vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tài liệu văn mẫu lớp 10 hay được Thư viện văn mẫu 10 VnDoc sưu tầm và đăng tải, hi vọng sẽ giúp quý thầy cô và các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo bổ ích để hoàn thành bài tập làm văn.

Anh chị hãy viết bài văn về vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một trong những bài văn tế hay nhất trong lịch sử văn học Việt Nam. Nguyễn Đình Chiểu thật tài ba khi đã khắc họa được hình ảnh người nông dân nghèo khổ, sống thầm lặng nhưng trong trái tim họ là sự yêu ghét rạch ròi, một lòng căm thù giặc sâu sắc. Ta cảm nhận được sự anh dũng, kiên cường của họ qua những lời tế đầy bi ai, đầy nước mắt của tác phẩm.

Năm 1859, sau khi chiếm Gia Định, thực dân pháp mở rộng cuộc xâm chiếm xuống 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đến tháng 12/1861, quân Pháp đánh úp 3 xứ Cần Giuộc, Tân An, Gò Công. Sau đó 2 ngày nghĩa quân cả 3 xứ nổi dậy chống lại đã giết chết một tên quan Pháp và một số lính thuộc địa. Tuy nhiên nghĩa quân đã hy sinh khoảng 15 người. Cuộc nổi dậy đã là tăng thêm không khí sôi sục của lòng yêu nước, nung nấu thêm ý chí bảo vệ Tổ quốc. Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế để tưởng nhớ và biết ơn sự hi sinh của những chiến sĩ đã hi sinh. Từng lời văn đã đi vào lòng người làm rung động biết bao tấm lòng yêu nước Việt Nam.

Ta thấy nổi bật hơn cả trong suốt áng văn là hình tượng người nông dân cũng là những nghĩa sĩ, những anh hùng áo vải Cần Giuộc. Đây là một hình ảnh mới xuất hiện trong văn học dân tộc thời bấy giờ, nó thể hiện được tài năng của Nguyễn Đình Chiểu.

Ngay từ những câu đầu, tác giả đã tái hiện lại lịch sử khốc liệt của của chiến. Tương quan lực lượng chúng ta quá yếu, một bên là giặc xâm lược với “súng giặc đất rền”, một bên là “lòng dân trời tỏ” không có vũ trang chỉ có một lòng yêu nước và khí thế đánh giặc. Những chàng trai trong nghĩa quân Cần Giuộc chỉ là những người nông dân hiền lành, quanh năm với đồng ruộng làm sao biết tới việc cầm giáo đánh giặc. Nhưng khi đất mẹ bị xâm lăng những con người hiền lành, chân chất ấy cũng trở thành những dũng sĩ.

Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc"Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình,chẳng thèm chốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ".

Bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp trữ tình đã tái hiện chân thực cuộc sống con người trong ranh giới giữa được mất, vừa bộc lộ những niềm trân trọng lẫn tự hào của tác giả với những con người nơi này. Những con người ấy tự giác gia nhập đội quan chiến đấu đã cho thấy ý thức được trách nhiệm của mình với vận mệnh dân tộc. Chỉ tập hợp trong hai ngày trước khi nổi dậy, hoàn toàn là tự giác mà không có bất cứ sự hỗ trợ nào nhưng họ vẫn khí thế ngút trời.

"Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn, chín chục trận binh thư, không chờ bầy bố

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh, bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ"

Lòng căm thù giặc đã mang đến cho họ sức mạnh phi thường để đứng lên chống lại kẻ thù. Sức mạnh của họ không có gì ngoài lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc. Sức mạnh ấy cho phép họ tung hoành ngang dọc, đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào coi giặc cũng như không. Hai chữ “cũng” được lặp lại vừa làm nổi bật lên tình thế tương phản của trận đánh, cũng là khí thế hào hùng, tiếng reo vui tự hào của những nghĩa sĩ.

Ca ngợi họ đẹp đẽ, sáng ngời là vậy nhưng ta vẫn cảm thấy một nỗi đau đơn, xót xa trước cái chết, cũng là sự thất thế của nghĩa quân Cần Giuộc. Nỗi đau xe lòng ấy khiến trời đất cũng phải động lòng.

"Ôi thôi thôi! Chùa Tông Thạch năm căn ứng đóng lanh tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm, đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ"

Chỉ một câu cảm thán thôi cũng như vang vọng cả đất trời, lời văn như xé nát con tim mỗi người dân yêu nước trước sự hi sinh của những anh hùng nghĩa sĩ Cần Giuộc. Hình ảnh “Mẹ già ngồi khóc trẻ” “Vợ yếu chạy tìm chồng” càng tăng thêm nỗi xót xa. Nhưng đó không chỉ dừng lại ở nỗi đau, nó sẽ thôi thúc, giục giã con người ta đứng dậy sau đau thương. Nỗi đau vì Tổ quốc, vì nhân dân là nỗi đau trong sự hiên ngang bất khuất. Cuộc nổi dậy tuy thất bại nhưng là tấm gương chói sáng cho những thế hệ tiếp theo, là nguồn cổ vũ cho những cuộc nổi dậy sau sẽ được tiếp tục. Đoạn thơ bao trùm lên là một nỗi đau nhưng ta vẫn thấy cái bi tráng hiện lên trong đó.

Dù đã ngã xuống nhưng hình ảnh những người anh hùng áo vải sẽ mãi ngời sáng. Qua những tiếng khóc bi thương, Nguyễn Đình Chiểu muốn khẳng định rằng đó là nỗi mất mát chung của cả dân tộc. Trong cái bi thảm vẫn có ánh sáng chói ngời. Đó là tài năng của tác giả.

Viết về hình ảnh người nông dân đánh giặc, Nguyễn Đình Chiểu đã vẽ nên một tượng đài với ba nét đẹp tiêu biếu. Đó là hình ảnh người nông dân hiền lành, chân chất; nhưng trong họ là tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc. Chính điều đó đã thôi thúc họ đứng lên, từ con người hiền lành thành người chiến binh dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu vì Tổ quốc. Và cho dù họ đã hi sinh nhưng hình ảnh về những nghĩa sĩ năm ấy sẽ vẫn hiên ngang giữa đất trời, là nguồn cỗ vũ lớn lao cho ý chí chiến đấu chống ngoại xâm của những thế hệ sau.

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” không chỉ là tác phẩm xuất sắc của riêng Nguyễn Đình Chiểu mà nó đã đi vào nền văn học Việt Nam như một áng văn độc nhất vô nhị. Bằng những ngôn ngữ bình dị tác giả đã tái hiện chân thực mà xúc động cả một thời kì đau thương nhưng vô cùng oanh liệt của dân tộc. Những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm ấy sẽ là tượng đài bất tử, lưu mãi đến muôn đời.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 10

    Xem thêm