Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ văn bản "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", hãy viết đoạn văn ngắn nêu nhận thức bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước

Những bài văn mẫu hay lớp 10

Văn mẫu 10: Từ văn bản "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", hãy viết đoạn văn ngắn nêu nhận thức bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước là tài liệu văn mẫu lớp 10 hay được Thư viện văn mẫu 10 VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng sẽ giúp quý thầy cô và các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo bổ ích để hoàn thành bài tập làm văn. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Từ văn bản "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", hãy viết đoạn văn ngắn nêu nhận thức bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước mẫu 1

Được khẳng định từ thế kí XV trong tác phẩm Bồi kí để danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba, tư tưởng Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung là một trong những tư tường lớn đã được kiểm nghiệm qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước. Trong sự phát triển mạnh mẽ và cũng hết sức phức tạp hiện nay, tư tưởng này đang được tiếp tục đề cao chú trọng.

Hiền tài là nguyên kí quốc gia

Tư tưởng của Thân Nhân Trung cho rằng: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Chính vì thế "bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ vun trồng nguyên khí" là việc đầu tiên đã, đang và cần phải làm của nhà nước. Như vậy, theo Thân Nhân Trung hiền tài có vai trò quyết định" đến sự thịnh - suy của đất nước, hiền tài chính là khí chất làm nên sự sống còn sự phát triển của xã hội, của quốc gia; một nước muốn mạnh thì điều trước tiên cần quan tâm chú trọng là bổi dượng, chăm chú, đãi ngộ hiền tài,trí tuệ sáng suốt của họ sẽ tạo nên những giá trị, những thành quả, những sản phẩm mới cho con người, cho xã hộ, góp phần cài biến xã hội, thúc đẩy xã hội vận động, họ là những người có khả năng phán đoán, suy xét thấu đáo, có tầm nhìn xa trông rộng cho nên có thể vạch ra nhưng đường hướng quan trọng cần thiết cho sự vận động của xã hội trong tương lai... Để xây đựng một đất nước giàu mạnh về mọi mặt cần thiết phải có những con người tài giỏi, những cá nhân có năng lực, có tài, có trí tuệ thực sự. Bên cạnh tài năng thì dức độ, nhân cách của họ sẽ giúp họ biết sử dụng cái tài của mình vào những mục đích tốt đẹp, họ sẽ tạo ra những giá trị hữu ích cho cuộc sống. Trong một xã hội không thiếu những cá nhân có tài, nhưng trong số' đó không phải ai cũng là hiền tài. Có nhiều người có tài nhưng lại thiếu đức. Những người này thường đem cái tài của mình phục vụ cho lợi ích cá nhân; không quan tâm, thậm chí đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng. Trái lại, người hiền tài bao giờ cũng biết suy nghĩ về lợi ích chung của cộng đồng, về những giá trị chân chính đích thực cho con người. Chính vì thế những gì mà họ tạo ra bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành mạnh cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của cả xã hội. Xã hội, đất nước ngày càng đi lên, ngày càng cường thịnh là nhờ sự đóng góp-của hiền tài. Như vậy, rõ ràng hiền tài chính là "nguyên khí" của một quốc gia, có vai trò quyết định tới sự thịnh - suy của một đất nước. Một xã hội, một đất nước càng nhiều hiền tài thì càng phát triển nhanh chóng; một xã hội, một đất nước mà thiếu vắng hiền tài thì sẽ rất khó bền vững, khó có được sự ổn định và phát triển. Tư tưởng của Thân Nhân Trung không chỉ khẳng định vai trò quan trọng của hiền tài đối với quốc gia mà còn nêu cao sự cần thiết của việc quan tâm đến hiền tài. Đất nước nào, xã hội nào cũng có những người hiền tài, tuy nhiên những người hiền tài đó có được phát huy hết những gì mà họ có hay không còn phụ thuộc vào việc có trọng dụng hay không và trọng dụng của xã hôi, đất nước đó. Một đất nước, một xã hội muốn phát triển cần thiết phải chăm lo bồi dưỡng, trọng dụng hiền tài, cần trân trọng, tôn vinh những cống hiến, những đóng góp của họ, cần bào vệ, phát huy những giá trị quý giá mà họ đã đem lại cho xã hội, cần tạo một mối trường trong sạch, lành mạnh để người hiền tài được phát huy hết tiềm năng, Cần có sự quan tâm đãi ngộ kịp thời, đúng đắn với người hiền tài. Có như vậy thì hiền tài mới ngày càng dồi dào và đất nước mới thực sự hưng thịnh. Ngược lại, có hiền tài mà không trọng dụng, thậm chí còn tìm cách huý hoại thì hiến tài cạn kiệt, không còn những người tài đức đế kiến tạo đất nước, xã hội lâm vào suy thoái, trì trệ, quốc gia tất sẽ đi đến chỗ suy yếu. Điều này đã được minh chứng rõ ràng bằng lịch sử. Chăm lo đến hiền tài là việc cần làm đầu tiên không chỉ của riêng một nhà nước, một xã hội nào mà là của mọi nhà nước, mọi xã hội. Hiền tài không phải tự nhiên mà có. Những người hiền tài có một phần nhỏ là tư chất bẩm sinh, phần lớn là nhờ tu dưỡng, rèn luyện không ngừng trong quá trình sống. Vì thế, bản thân những người tài đức trong xã hội phải luôn thấy rõ vai trò của mình đối với đất nước, từ đó mà liên tục trau dồi bản thân, phát huy mọi tiềm năng, cống hiến hết mình cho xã hội trong mọi hoàn cảnh, xứng đáng với sự kì vọng của cộng đổng. Mỗi cá nhân trong xã hội phải luôn ra sức rèn luyện, phấn đấu để thành người tài đức góp phần xây dựng đất nước. Đất nước phát triển thì cuộc sống của mỗi cá nhân cũng sẽ được đảm bảo. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, yêu cầu phát triển đất nước càng đặt ra một cách bức thiết. Để sánh vai cùng các nước mạnh trong khú vực và trên thế giới, chúng ta cần có nhiều hơn nữa những người tài đức.

Chính bởi vậy tư tưởng của Thân Nhân Trung thêm một lần nữa cần được khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ của nó. Đó chính là kim chi nam không chỉ của một thời đại để xây dựng một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng thực sự.

Từ văn bản "Hiền tài là nguyên khi quốc gia", hãy viết đoạn văn ngắn nêu nhận thức bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước mẫu 2

Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước.

Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – Kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm Châu. Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet,… Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này.

Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta – thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỷ mới một cách vững vàng nhất có thể.

Từ văn bản "Hiền tài là nguyên khi quốc gia", hãy viết đoạn văn ngắn nêu nhận thức bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước mẫu 3

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã từng quan niệm nguyên khí của quốc gia vừa là khát vọng, vừa là sức sống của dân tộc. Ngay từ khi còn nhỏ, mới cấp sách đến trường, tôi đã được các thầy cô dạy về lòng tự hào quê hương.

Lịch sử nhân loại, việc dùng người mỗi thời khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, nhiệm vụ. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng.

Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà người hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức khơi dậy, hoà đồng với nhân dân xã thân vì nghiệp lớn. “Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là một bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền của đất nước, Nguyễn Trãi với bảng hùng văn lịch sử “Bình Ngô đại cáo” là minh chứng cho sự sáng suốt của các bậc tiền nhân biết quý trọng, coi trọng và sử dụng tri thức trong các cuộc chiến tranh trên mật trận trí tuệ.

Thời kỳ cách mạng còn trong “trứng nước” Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với tư duy, tầm nhìn sáng suốt và uy tín to lớn đã cảm hóa, thuyết phục được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu tham gia khối đại đoàn kết dân tộc bất chấp hiểm nguy đi theo cách mạng, hy sinh cho nghiệp lớn.

Cổ nhân đã dạy :”Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là ngay cả người tầm thường cũng phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của đất nước. Trí thức lại càng phải có trách nhiệm hơn thế!. Ngày nay, tiếp tục truyền thống của cha ông, trí thức cần được rèn luyện để trở thành hiền tài có vai trò và trách nhiệm cống hiến tài năng vào tiến trình phát triển đất nước. Tri thức thời nay là tầng lớp tinh hoa của xã hội, sáng tạo ra các giá trị tinh thần, tôn trọng chân lý nhưng được nâng lên tầm cao mới theo tư duy của xã hội dân chủ và phù hợp với thời đại toàn cầu hóa của nền kinh tế tri thức.

Chúng ta tin vào sức năng động tự thân của dân tộc, sự sáng tạo và bền bỉ của giới trí thức như ngọn lửa bùng lên để những người có trọng trách biết suy nghĩ, trọng dụng, quy tụ, sử dụng đội ngũ trí thức, nhất là các bậc trí thức lão thành, tâm huyết có kinh nghiệm, bản lãnh hiến kế cho tiến trình xây dựng đất nước. Các bậc trí thức hàng đầu của đất nước, theo quy luật của tạo hóa sẽ có lúc phải ngừng nghỉ, đó là khoảng trống mênh mông để lại.

Nhìn xa hơn, hiền tài phải được hướng tới lớp người trẻ tuổi bởi vì họ mới là lớp người có khả năng tiếp thu cái mới, sáng tạo, phụng sự đất nước khi còn sung sức. Khơi nguồn hiền tài từ lớp trẻ, đặc biệt là tuổi trẻ trí thức là con đường lâu dài và đúng đắn nhất. Cần tạo môi trường cho trí thức làm việc, phát huy năng lực, đãi ngộ xứng đáng công sức, thành quả họ mang lại. Tuy nhiên, vẫn có luồng ý kiến, trí thức chân chính không cần đãi ngộ, họ sẽ tự biết tìm cách để sáng tạo và tự sử dụng mình vào những công việc hữu ích cho tổ quốc.

Nếu chúng ta hiểu một cách sâu sa chân lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” không cần phải đốt đuốc lên mới thấy được người có thực tài mà chỉ cần có kế sách cụ thể, thực sự trân trọng tài năng, khiêm nhường mời gọi người tâm huyết để khơi nguồn hiền tài còn rất nhiều tiềm năng của đất nước để làm cho đất nước hưng thịnh và hiền tài ngày một nhiều thêm.

Trước kia, bây giờ và mãi mãi sau này “hiền tài” luôn là “nguyên khí” của quốc gia, là nguồn tài nguyên và động lực to lớn để đất nước đi lên. Ngày nay có thể hiểu hiền tài không chỉ là trí thức, mà là tất cả những ai có năng lực, có tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho dân tộc.

Từ văn bản "Hiền tài là nguyên khi quốc gia", hãy viết đoạn văn ngắn nêu nhận thức bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước mẫu 4

Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng nói: “Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”. Dân tộc Việt Nam ta đã hy sinh hơn 1000 năm dựng nước và giữ nước với biết bao nhiêu mất mác và đau thương nhất là những tấm lưng anh hùng chìa ra làm bia, làm thành bảo vệ đến đổ máu vì một lí tưởng cao cả duy nhất: Độc lập dân tộc. Để có được hòa bình ngày hôm nay, không chỉ nhờ vào sức mạnh đoàn kết mà còn nhờ vào những khối óc tài ba với một lòng nồng nàn yêu nước. Về vấn đề những con người tài giỏi của dân tộc, Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Ý kiến của ông dù qua bao thế kỉ, bao thời đại vẫn luôn giữ giá trị nguyên vẹn.

Tôi cho rằng tư tưởng của Thân Nhân Trung là một tư tưởng hết sức đúng đắn và tiến bộ. Hiền tài là những người tài cao, học rộng lại đức độ, đó là những người vừa có trí tuệ lại vừa có nhân cách đáng trọng. Tài năng, trí tuệ sáng suốt của họ sẽ tạo nên những giá trị, những thành quả, những sản phẩm mới cho con người, cho xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Vì sao? Bởi vì họ là những con người vốn mang trong mình vốn tri thức thấu đáo, có khả năng làm chủ cuộc sống và vạch ra cho xã hội những bước đi quan trọng để phát triển. Một đất nước mà muốn trở nên giàu mạnh về nhiều mặt thì cần những người gỏi giang, những cá nhân có thực lực thực sự và có nhân cách, đạo đức tốt. Tuy nhiên trong số đó không phải ai cũng là hiền tài. Có nhiều người có tài nhưng lại thiếu đức. Những người này dụng tại vì lợi ích cá nhân chứ không nghĩ đến lợi ích chung của cộng đồng. Còn người hiền tài thực sự bao giờ cũng nghĩ cho cái chung của cộng đồng, về sự phát triển vững mạnh của xa hội. Chính vì thế những gì mà họ tạo ra bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành mạnh cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của cả xã hội. Không ai có thể phụ nhận được tầm quan trọng của hiền tài đối với sự phát triển của một quốc gia. Như vậy, rõ ràng hiền tài chính là "nguyên khí" của một quốc gia, có vai trò quyết định tới sự thịnh – suy của một đất nước. Một xã hội, một đất nước càng nhiều hiền tài thì càng phát triển nhanh chóng; một xã hội, một đất nước mà thiếu vắng hiền tài thì sẽ rất khó bền vững, khó có được sự ổn định và phát triển.

Tư tưởng của Thân Nhân Trung không chỉ khẳng định vai trò quan trọng của hiền tài đối với quốc gia mà còn nêu cao sự cần thiết của việc quan tâm đến hiền tài. Nguyễn Trãi có câu: “Tuấn kiệt như sao buổi sớm/ Nhân tài như lá mùa thu”. Hiền tài đối với một quốc gia được ví như sao sớm, lá mùa thu chứng tỏ số lượng người giỏi của một quốc gia là rất khan hiếm và đòi hỏi chất lượng cao. Nhân tài đã ít mà nếu đất nước không trọng dụng, tận dụng những ngôi sao tinh túy quý giá đó thì sẽ làm hao hụt hiền tài và đất nước thiếu người gây dựng sự nghiệp. Ngày xưa, bao thời Triệu, Đinh, Lí,Trần, thời nào cũng có người tài, người có đức, do đó việc trọng dụng họ vào làm quan , làm tướng làm cho bộ mặt thống trị được mở mang, cách quản lí đất nước cũng được cung cố. Đặc biệt, sẽ một lợi thế lớn khi trong các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, những thủ lĩnh, tướng quân lãnh đạo đội quân ta đều là những vị tướng giỏi, có uy, thật đáng một đấng hiền tài. Một đất nước, một xã hội muốn phát triển cần thiết phải chăm lo bồi dưỡng, trọng dụng hiền tài, cần trân trọng, tôn vinh những cống hiến, những đóng góp của họ, cần bào vệ, phát huy những giá trị quý giá mà họ đã đem lai cho xã hội, cần tạo một mối trường trong sạch, lành mạnh để người hiền tài được phát huy hết tiềm năng, Cần có sự quan tâm đãi ngộ kịp thời, đúng đắn với người hiền tại. Có như vậy thì hiền tài mới ngày càng dồi dào và đất nước mới thực sự hưng thịnh. Ngược lại, có hiền tài mà không trọng dụng, thậm chí còn tìm cách huý hoại thì hiến tài cạn kiệt, không còn những người tài đức đế kiến tạo đất nước, xã hội lâm vào suy thoái. ,trì trệ, quốc gia tất sẽ đi đến chỗ suy yếu. Điều này đã được minh chứng rõ ràng bằng lịch sử. Chăm lo đến hiền tài là việc cần làm đầu tiên không chỉ của riêng một nhà nước, một xã hội nào mà là của mọi nhà nước, mọi xã hội.

Thời xưa, bên cạnh những bậc hiền tài trong quá trình tuyển chọn quan lại, nhiều tấm gương sáng giá lộ ra nhưng những người hiền tài có một phần nhỏ là yếu tố bẩm sinh, phần lớn là nhờ tu dưỡng, rèn luyện không ngừng trong quá trình sống. Do đó, việc tạo ra những nhà hiền tài tài ba không phải việc không thể đào tạo được. Vì thế, bản thân những người tài đức trong xã hội phải luôn thấy rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước. Đó là cần phát huy tài năng, năng khiếu, tố chất sẵn có của mình và không ngừng tích lũy, trau dồi kinh nghiệm đời. Từ đó mới có thể nổ lực cống hiến hết mình cho xã hội, cho cộng đồng. Mọi cá nhân trong xã hội phải luôn ra sức rèn luyện, phấn đấu để thành người tài đức góp phần xây dựng đất nước. Đất nước phát triển thì cuộc sống của mỗi cá nhân mới ổn định và phát triển dài lâu.

Trong xã hội hiện đại, văn minh ngày nay, mọi quốc gia trên toàn cầu đều thực hiện công cuộc cải cách, thay đổi đất nước hàng ngày để luôn theo kịp nếp sống xã hội. Sẽ là một thiệt thòi lớn cho những đất nước bị thụt lùi, lạc hậu so với quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Để sánh vai cùng các cường quốc năm châu trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cần đào tạo thật nhiều người tài giỏi qua những chính sách giáo dục đổi mới để kịp phát hiện tài năng sớm. Chính vì vậy, tư tưởng của Thân Nhân Trung là một sự khẳng định sáng suốt về vai trò quan trọng của hiền tài đối với sự nghiệp đất nước.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Từ văn bản "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", hãy viết đoạn văn ngắn nêu nhận thức bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp những bài văn mẫu giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để xây dựng bài viết cho riêng mình. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Văn lớp 10 nhé. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 10 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 và biết cách soạn bài lớp 10 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 10

    Xem thêm