Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập tự luận chương Nội tiết môn Sinh học 8

Bài tập tự luận môn Sinh học 8 chương Nội tiết

Bài tập tự luận chương Nội tiết môn Sinh học 8 tổng hợp các câu hỏi Sinh học lớp 8 chương X có đáp án đi kèm, sẽ giúp các em ôn tập kiến thức về hệ nội tiết. Chúc các em học tốt môn Sinh 8.

Bài tập tự luận chương Bài tiết môn Sinh học 8

Bài tập Sinh học lớp 8 chương V có đáp án

BÀI TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG NỘI TIẾT

Câu 1: Nêu đặc điểm của hệ nội tiết:

  • Điều hòa quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể nhờ hormone từ các tuyến nội tiết tiết ra.
  • Chúng tác động thông qua đường máu chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng
  • Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là các hormone
  • Trong số các tuyến có tuyến tụy vừa là tuyến ngoại tiết, vừa là 1 tính nội tiết quan trọng. tuyến sinh dục cũng là tuyến pha.

Câu 2: Nêu sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và tuyến nội tiết

  • Giống nhau ở chỗ các tế bào tuyến đề tạo ra các sản phẩm tiết
  • Khác nhau:
    • Ở sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu
    • Sản phẩm tiết của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài. (các tuyến tiêu hóa, tuyến lệ…….)

Câu 3: Tính chất của hoocmon:

  • Mỗi hormone chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 số cơ quan xác định, mặc dù các hormone này theo đường máu đi khắp cơ thể
  • Hormone có hoạt tính sinh học cao, chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rết
  • Hormone không mang tính đặc trưng cho loài

Câu 4: Vai trò của hoocmon:

  • Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể
  • Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
  • Do đó, các rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến các bệnh lí

Câu 5: Khái quát chung về tuyến yên:

  • Tuyến yên là 1 tuyến nhỏ bằng hạt đậu trắng nằm ở nền sọ, có liên quan đến vùng dưới đồi (thuộc não trung gian)
  • Đây là 1 tuyến quan trọng nắm vai trò chủ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết ra hormon ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi glucozo, các chất khoáng, nước và co thắt cơ trơn
  • Tuyến yên gồm thùy trước và thùy sau. Giữa 2 thùy là thùy giữa, chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố của da.

Câu 6: Khái quát về tuyến giáp:

  • Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng 20-25g
  • Hormone tuyến giáp là tiroxin (TH), trong thành phần có idod
  • Hormone này có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào
  • Ngoài ra, tuyến giáp còn tiết canxitonin cùng với hormoen của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu

Câu 7: Phân biệt bệnh Bazodo với bệnh bướu cổ do thiếu iod:

  • Bệnh Bazodo do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hormone làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh
  • Do tuyến hoạt động mạnh cũng gây bệnh bướu cổ, mắt lồi do tích nước (phù nề) ở các tổ chức sau cầu mắy
  • Khi thiếu iod trong khẩu phần ăn hằng ngày, tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hormone thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém

Câu 8: Nêu chức năng của tuyến tụy:

  • Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy là tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn ở ruột non
  • Các tế bào tập hợp thành các đảo tụy có chức năng tiết các hormone điều hòa lượng đường trong máu.
  • Có 2 loại tế bào trong đảo tụy: tế bào alpha tiết glucagon, tế bao beta tiết insulin
  • Tuyến tụy là 1 tuyến pha

Câu 9: Nêu vai trò của các hormone tuyến tụy:

  • Tỉ lệ đường huyết trung bình chiếm 0.12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào beta tiết insulin. Hormone này có tác dụng chuyển glucozo thành glicogen dự trữ trong gan và cơ
  • Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào alpha tiết glucagon, có tác dụng ngược lại với insulin, biến glicogen thành glucose để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường
  • Nhờ có tác dụng đối lập của 2 loại hormon trên của các tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định
  • Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lí: bệnh tiểu đường or chứng hạ huyết áp

Câu 10: Khái quát cấu tạo và chức năng của tuyến trên thận:

  • Là 1 tuyến pha
  • Gồm vỏ tuyến và phần tủy
  • Vỏ tuyến chia làm 3 lớp tiết các nhóm hormone khác nhau:
    • Lớp ngoài (lớp cầu) tiết hormone điều hòa các muối natri, kali trong máu
    • Lớp giữa (lớp sợi): tiết hormone điều hòa đường huyết (tạo glucozo từ protein và lipit)
    • Lớp trong (lớp lưới): tiết hormone điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam
  • Tủy tuyến tiết adrenalin và noradrenalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp, Các hormone này gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quả, góp phần cùng glucagon điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết

Câu 11: Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng:

  • Tinh hoàn, buồng trứng ngoài chức năng sản sinh trinh trùng và trứng, còn thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết
  • Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hormone sinh dục nam (testosteron)
  • Các tế bào nang trứng tiết hormone sinh dục nữ (ostrogen)
  • Các hormone này gây nên những biến đổi ở tuổi dậy thì, trong đó quan trọng nhất là những dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản

Câu 12: Khái quát chung về tuyến sinh dục:

  • gồm tinh hoàn (nam) và buồng trứng (nữ)
  • là 1 tuyến pha

Câu 13: Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dạy thì nam:

  • Lớn nhanh, cao vụt
  • Sụn giáp phát triển, lộ hầu
  • Vỡ tiếng, giọng ồm
  • Mọc ria mép
  • Mọc lông nách
  • Mọc lông mu
  • Cơ bắp phát triển
  • Cơ quan sinh dục to ra
  • Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển
  • Xuất hiện mụn trứng cá
  • Xuất tinh lần đầu
  • Vai rộng, ngực nở

Câu 14: Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì nữ:

  • Lớn nhanh
  • Da trở nên mịn màng
  • Thay đổi giọng nói
  • Vú phát triển
  • Mọc lông mu
  • Mọc lông nách
  • Hông nở rộng
  • Mông, đùi phát triển
  • Bộ phận sinh dục phát triển
  • Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển
  • Xuất hiện mụn trứng cá
  • Bắt đầu hành kinh

Câu 15: Sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết:

  • Các tuyến nội tiết không chỉ chịu sự điều khiển của các hormone tuyến yên mà ngược lại, hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hormone do các tuyến này tiết ra
  • Đó là cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược

Câu 16: Lượng đường trong máu giữ được tương đối ổn định là do đâu?

  • Nhờ sự phối hợp hoạt động của các tế bào alpha và beta của đảo tụy trong tuyến tụy
  • Khi lượng đường trong máu giảm sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, không chỉ các tế bào alpha của đảo tụy tiết glucagon mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả 2 tuyến trên thận
  • Tuyến này tiết cooctizon để góp phần vào sự chuyển hóa lipit và protein làm tăng đường huyết

Câu 17: Vai trò của sự điều hòa và phối hợp của các tuyến nội tiết?

  • Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm