Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 13

VnDoc.com xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 13 theo Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch là bài thu hoạch về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

Bài thu hoạch BDTX cán bộ quản lý QLPT 13

Lưu ý: Đây chỉ là tài liệu tham khảo nhằm giúp đỡ các thầy cô có tài liệu tự viết bài thu hoạch cho bản thân mình.

1. Tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang trở nên khá phổ biến tại hầu hết những quốc gia trên thế giới. Báo cáo của cơ quan phòng, chống tôi phạm Liên hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4-6 triệu học sinh có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Số liệu này ngày càng tăng, khiến bạo lực học đường trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế.

Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiệm trọng.

Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học.

Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau.

Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2015, đã xử lý hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng.

Trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn.

Những vụ giết người, cướp tài sản, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều.

Đáng lo ngại hơn, trên đây chỉ là số liệu được thông báo. Còn rất nhiều trường hợp bị nhà trường hay học sinh dấu đi nhằm giữ thể diện cho thanh danh của nhà trường.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra theo hình thức đánh nhau, mà một số học sinh khác còn bị tấn công về mặt tinh thần. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, lối tư duy của học sinh bị bạo hành sau này.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay

2.1. Từ chính bản thân học sinh

Bạo lực học đường ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách học sinh

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh đối tượng từ 12-17 tuổi.

Giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách).

Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở việt nam

2.2. Từ phía nhà trường

Nguyên nhân bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”.

Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.

2.3. Từ phía gia đình

Nguyên nhân bạo lực học đường: Sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn

Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam.

Xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành ngay trước mặt con trẻ những vụ bạo hạnh gia đình như này cũng không phải là chuyện hiếm gặp.

Chính những hành động như này của bố mẹ lại ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng xấu đến con trẻ sau này. Đáng buồn hơn nữa tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội ngày càng hiện đại.

Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường.

2.4. Nguyên nhân bạo lực học đường ở việt nam từ phía xã hội

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay không thể không kể đến đó là do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..).

Những hình ảnh này được phát tán công khai trên mạng xã hội, khi trẻ em vị thành niên xem ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý sau này.

3. Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường hiện nay

Để có thể khắc phục bạo lực học đường 2018 hiện nay, cần có những giải pháp thiết thực và hợp lý và thực hiện một cách nghiêm ngặt.

Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.

Trong lớp, cần tổ chức những nhóm bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức và tăng cường sự trao đổi, tự khắc phục lẫn nhau trong học tập.

Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để uốn nắn, điều hướng các em vào phong trào của lớp, tránh sự phân biệt đối xử.

Theo những tin tức tư vấn học đường, cũng cần nhìn nhận cách giáo dục trẻ trong gia đình. Thực tế, có rất nhiều gia đình chỉ chú trọng đến kết quả học tập của con mà không chú ý đến việc các em nghĩ gì hay cách xử sự của con với bạn bè.

Vì thế, thay vì chu cấp cho con nhiều về mặt vật chất, gia đình, và đặc biệt là cha mẹ cần là những người bạn đồng hành của con cái. Tránh tạo vỏ bọc cứng nhắc vì sẽ tạo tâm lý ý lại, dựa dẫm và hưởng thụ.

Với nhà trường, cần chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình học sinh cũng như chính quyền địa phương để có thể nắm bắt tình hình cũng như biểu hiện của học sinh. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình để có biện pháp giải quyết ngay khi học sinh có biểu hiện của những hành vi tiêu cực và bạo lực.

Nhà trường cũng cần chú trọng trong việc giảng dạy một số môn học như kỹ năng sống, giáo dục công dân, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh về hành động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường.

Ngoài ra, bộ phận chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể hay lực lượng công an cũng cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm, phát huy tối ưu vai trò của mình trong hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm