Bài thu hoạch công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Thu hoạch công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên nhằm bồi dưỡng về chính trị, thời sự, các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước; bồi dưỡng chuyên ngành cho giáo viên như làm sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp... Bài thu hoạch công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên dưới đây là mẫu báo cáo dành cho các bạn tham khảo, nhằm tổng kết những gì đã học tập và tiếp thu sau các khóa học bồi dưỡng thường xuyên.
Cách viết bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân
Bài thu hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2014 – 2015
Họ và tên giáo viên: .................................
Năm sinh: ....../.........../1.......
Trình độ chuyên môn: ..............................
Tổ chuyên môn: .......................................
Công việc chuyên môn và kiêm nhiệm được giao: Dạy môn: Ngữ văn 6C, 6D; môn Lịch sử lớp 6C, 6D. Tổ trưởng tổ Liên môn KHXH, trưởng ban thanh tra nhân dân.
PHẦN I: NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BDTX năm học 2014 2015
1. Khối kiến thức bắt buộc: 02 nội dung cơ bản.
1.1. Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên.
Bồi dưỡng về chính trị, thời sự, các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước như: Nghị quyết của BCH trung ương Đảng, của Tỉnh ủy Nghệ An, của cấp ủy địa phương.
1.2. Nội dung bồi dưỡng 2:
* Giáo dục Trung học cơ sở: 30 tiết/môn/cấp học.
Tập huấn bồi dưỡng chuyên đề môn Ngữ văn
2. Khối kiến thức tự chọn (Nội dung bồi dưỡng 3) 60 tiết/năm học/giáo viên.
- Căn cứ nhu cầu và năng lực của cá nhân, tôi đăng ký học 4 modun: MODULE THCS 18: Phương pháp dạy học tích cực; MODULE THCS 22: Sử dụng một số phần mềm dạy học; MODULE 25: viết sáng kiến kinh nghiệm trong nhà trường THCS; MODULE THCS 32: Tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm.
3. Hình thức bồi dưỡng thường xuyên
- Bồi dưỡng thông qua các lớp tập trung.
- Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu.
- Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường; sinh hoạt cấp, tổ, nhóm chuyên môn.
- Bồi dưỡng thông qua dự giờ thăm lớp; tổ chức báo cáo chuyên đề, trao đổi thảo luận, thực hành, minh họa, rút kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp.
- BDTX theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).
PHẦN II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BDTX NĂM HỌC 2014-2015
** Nội dung 2: Tăng cường năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh năm học 2014-2015, khoảng 30 tiết/năm học/giáo viên, bao gồm:
- Đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh theo định hướng phát triển năng lực.
- Phát triển chương trình nhà trường phổ thông; nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn theo các chuyên đề;
Bồi dưỡng tập trung tại Phòng Giáo dục và đào tạo Nghĩa Đàn ngày 13/08/2014. Gồm:
1. Đánh giá KQHT theo hướng PTNL
Đánh giá KQHT của HS là xác định giá trị thành tựu người học đạt được qua quá trình học tập, để đưa ra những nhận định về mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra, làm căn cứ cho việc phê chuẩn, xếp hạng, hay phân loại thành tựu học tập; đưa ra các giải pháp điều chỉnh quá trình DH, các khuyến nghị góp phần xây dựng, phát triển chính sách GD.
- Khung ĐGNL Đọc hiểu: gồm 3 cấp độ
- Mức độ 1: Nhận biết/ Thu thập thông tin
- Mức độ 2: Kết nối và tích hợp/ Phân tích, lý giải
- Mức độ 3: Phản hồi và đánh giá
- Khung ĐGNL khoa học
- Mức độ 1. Nhận biết các vấn đề khoa học:
- HS nhận biết các vấn đề mà có thể được khám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trưng chủ yếu của việc NC khoa học;
- Mức độ 2. Giải thích hiện tượng một cách khoa học:
- HS có thể áp dụng kiến thức khoa học vào tình huống đã cho, mô tả, giải thích hiện tượng một cách khoa học và dự đoán sự thay đổi;
- Mức độ 3. Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận
2. Phát triển CT nhà trường
Quan niệm: Phát triển CTNT là quá trình cụ thể hóa, làm chương trình chung (quốc gia (QG) phù hợp với thực tiễn của địa phương trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của CTQG; lựa chọn, xây dựng nội dung (phần dành cho nhà trường xác định); và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường, những yêu cầu, thành tựu hiện đại (về KHGD, công nghệ, ...); nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các phẩm chất, năng lực của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Mục tiêu:
- Khắc phục hạn chế của CT-SGK hiện hành, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, HĐGD của các trường phổ thông.
- Góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn đổi mới CT, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Yêu cầu:
- Đảm bảo thời lượng các môn học và HĐGD mỗi năm không ít hơn theo quy định
- Đảm bảo tính khả thi, tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của các cơ sở GD.
- HĐ1. Điều chỉnh cấu trúc ND dạy học và xây dựng KHGD ở từng môn học và HĐGD của Nhà trường
- Xây dựng các chủ đề liên môn trong chương trình và chủ đề liên môn gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực HS
- HĐ2. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức GD theo định hướng phát triển năng lực HS
- Vận dựng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, HĐGD tích cực
- Đổi mới KTĐG KQGD theo định hướng phát triển năng lực HS
- Đổi mới SH chuyên môn của tổ/nhóm thông qua hoạt động nghiên cứu bài học
3. Vai trò của giáo viên trong phát triển CNNT
- Là người quyết định chương trình giáo dục
- Là chủ thể trực tiếp giáo dục quyết định phương pháp giáo dục, dạy học, lựa chọn nội dung
- Là người lập kế hoạch giáo dục, dạy học sát với thực tiễn, phản ánh truyền thống trường, nhu cầu địa phương, phụ huynh.
- Giáo viên không chỉ có vai trò quyết định sự thành công của chương trình, mà còn tự phát triển nghề nghiệp thường xuyên.
4. Xây dựng chủ đề tích hợp - liên môn
Dạy học tích hợp là quá trình trong đó làm cho HS phải huy động kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành và phát triển những kiến thức, kỹ năng mới và rèn luyện được những năng lực cần thiết.
Nội dung chủ đề tích hợp - liên môn
- Những nội dung giao nhau giữa các phân môn hoặc giữa các môn học.
- Những vấn đề có ý nghĩa toàn cầu hoặc của Việt nam cần phải đưa vào nội dung giáo dục của nhà trường phù hợp với đặc trưng của lĩnh vực/ môn học và hoạt động giáo dục.
- Những nội dung chưa hình thành môn học.
Yêu cầu khi xây dựng chủ đề liên môn
- Mỗi chủ đề được cấu trúc gồm các phần chính: Mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, gợi ý đánh giá.
- Các chủ đề này được xây dựng trên cơ sở nội dung CT của các môn học hiện hành. Do đó khi thực hiện các chủ đề này cần nghiên cứu nội dung CT môn học hiện hành để có thể giảm bớt hoặc cắt bỏ những nội dung đã đưa vào các chủ đề liên môn, mà vẫn không làm đảo lộn tính hệ thống và tính logic của các môn học.
- Mức độ nội dung của các chủ đề này được xác định sao cho các GV có chuyên môn thuộc lĩnh vực của chủ đề sau khi được bồi dưỡng có thể dạy được và đặc biệt không làm nặng CT hiện hành.
*Dạy học và kiểm tra đánh giá năng lực theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tập huấn tại Phòng GD&ĐT Nghĩa Đàn ngày 8/10/2014
1. Ma trận đề kiểm tra là gì? Mục đích của việc lập ma trận đề kiểm tra?
Ma trận đề là bảng mô tả tiêu chí hai chiều của đề kiểm tra:
- Một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá,
- Một chiều là mức độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
-> Trong mỗi ma trận là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn, mỗi cấp độ tư duy, số lượng câu hỏi và tổng số điểm cho các câu hỏi.
• Mục đích của việc lập ma trận là nhằm xác định các tiêu chí cần kiểm tra đánh giá.
Quy trình biên soạn đề kiểm tra
- Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
- Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
- Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
- Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
- Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
- Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
- Đề kiểm tra tự luận;
- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức: Có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Tôi đã xây dựng các đề kiểm tra theo đúng yêu cầu tập huấn.
+ Bồi dưỡng triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015 do Phòng GD-ĐT Huyện Nghĩa Đàn triển khai trong hè 2014 cho tất cả CB-VC.
=> Tự bồi dưỡng và sinh hoạt theo tổ nhóm: Tại trường THCS Nghĩa Lâm
***Nội dung 3
MODULE 18: Phương pháp dạy học tích cực:
Sau khi nghiên cứu Module 18: Phương pháp dạy học tích cực của nhóm tác giả: Trần Đình Châu, Đặng Thu Thùy và Phan Thị Luyến, bản thân tôi tự rút ra được một số nội dung như sau:
1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trong ngành giáo dục.
Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục, đã được nêu vàthực hiện trong vài chục năm gần đây ở các trường phổ thông trong cả nước. Việc đổi mới PPDH được bắt đầu từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, và nó đã thực sự trở thành một hoạt động rộng khắp trong toàn ngành Giáo dục từ sau việc ban hành Nghị quyết 4 của BCH Trương ương Đảng khóa VII với yêu cầu “tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục …”. Tiếp sau đó là việc đặt ra yêu cầu “đổi mới căn bản và toàn diện” nền Giáo dục nước nhà được nhấn mạnh trong Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI. Theo đó, định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.
2. Một số đặc trưng của PPDH tích cực
2.1. Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.
2.2. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.
2.3. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ.