Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Vật lý năm 2024 - 2025 Sách mới

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Vật lý năm 2024 - 2025 Sách mới do VnDoc tổng hợp và đăng tải cho các em tham khảo, luyện tập. Đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Vật lý có đầy đủ đáp án, ma trận và bảng đặc tả đề thi, được để dưới dạng file word và pdf. Mời thầy cô và các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.

Link tải chi tiết từng đề:

1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 9 Kết nối tri thức

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất )?

A. Chiếc lá đang rơi.

B. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.

C. Thùng hàng nằm trên mặt đất.

D. Quả bóng đang bay trên cao.

Câu 2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng hấp dẫn?

A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.

B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.

C. Một máy bay đang bay trên cao.

D. Một ô tô đang chuyển động trên đường.

Câu 3. Trong các câu phát biểu về cơ năng sau câu phát biểu nào sai ?

A. Đơn vị của cơ năng là Jun.

B. Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó.

C. Động năng của vật có thể bằng không.

D. Lò xo bị nén có thế năng hấp dẫn.

Câu 4. Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi:

A. cơ năng không đổi.

B. cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất.

C. thế năng tăng.

D. động năng giảm.

Câu 5. Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên

A. động năng tăng, thế năng tăng.

B. động năng tăng, thế năng giảm.

C. động năng không đổi, thế năng giảm.

D. động năng giảm, thế năng tăng.

Câu 6. Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?

A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh.

B. Viên đạn đang bay.

C. Búa máy đang rơi xuống.

D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.

Câu 7. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất ?

A.HP.

B. kw.h.

C. Nm/s.

D. J/s.

Câu 8. Công suất là đại lượng được tính bằng:

A. Tích của công và thời gian thực hiện công.

B. Tích của lực tác dụng và tốc độ.

C. Thương số của công và tốc độ.

D. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2,5 điểm)

a) Cho biết thế năng và động năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

b) Máy bay có khối lượng 200 tấn đang bay với tốc độ ổn định 720 km/h ở độ cao 10 km so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất, tính động năng và thế năng trọng trường của máy bay.

Câu 2. (2,0 điểm) Một vật khối lượng 1 kg được thả rơi từ độ cao 20m. Bỏ qua lực cản không khí, Chọn gốc thế năng ở mặt đất. Tính:

a, Cơ năng của vật khi thả rơi.

b, Tốc tốc của vật khi chạm đất? Biết toàn bộ thế năng của vật chuyển hóa thành động năng của vật.

Câu 3. (1,5 điểm) Trong mùa sinh sản, cá hồi bơi dọc theo con sông dài 3000 km trong 90 ngày để đến thượng nguồn của con sông. Trong suốt quá trình này, trung bình mỗi con cá hồi phải sinh công 1,7.106 J.

a. Tính công suất trung bình của cá hồi.

b. Tính lực trung bình của cá hồi khi bơi.

Đáp án đề thi Vật lý 9 giữa học kì 1 KNTT

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

C

D

A

B

D

B

B

Mời các bạn xem tiếp đáp án trong file tải

2. Đề thi giữa kì 1 Lý 9 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC

1. Cơ năng

2

1 ý

1 ý

2

1

3

2. Công và công suất

1

1

1

1

1

3

ÁNH SÁNG

3. Khúc xạ ánh sáng

2

1

3

0

1,5

4. Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật

1

1

1

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

1

0

1

0

1

8

3

Điểm số

3

1

1

2

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trường hợp nào dưới đây vật vừa có động năng tăng, vừa có thế năng tăng?

A. Quả táo đang rơi từ trên cành xuống đất.

B. Máy bay đang cất cánh.

C. Ô tô đang chạy trên đường cao tốc.

D. Xe đạp đang xuống dốc.

Câu 2. Động năng của một vật thay đổi như thế nào nếu tốc độ của nó tăng lên gấp đôi?

A. Động năng tăng gấp đôi.

B. Động năng giảm một nửa.

C. Động năng tăng gấp bốn lần.

D. Động năng không đổi.

Câu 3. Đơn vị nào dưới đây không dùng để đo công?

A. Niuton (N).

B. Jun (J).

C. Calo (cal).

D. British Thermal Unit (BTU).

Câu 4. Hình bên mô tả khúc xạ khi tia sáng truyền từ môi trường nước ra không khí. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. B là điểm tới.

B. AB là tia khúc xạ.

C. BN là tia tới.

D. BC là pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 5. Nhận định nào sau đây về hiện tượng khúc xạ là không đúng?

A. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.

B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.

C. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.

D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.

Câu 6. Một quả táo có màu đỏ khi đặt dưới ánh sáng mặt trời. Đặt quả bóng này trong phòng tối, sau đó chiếu ánh sáng màu lam vào quả táo thì ta sẽ thấy nó có màu gì?

A. Đỏ.

B. Lam.

C. Đen.

D. Cam.

Câu 7. Thác nước có độ cao 40 m và cứ mỗi phút có 30 m3 nước đổ xuống. Khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Giá trị công suất của thác nước này là

A. 20 000 W.

B. 200 000 W.

C. 800 000 W.

D. 40 000 W.

Câu 8. Một tia sáng truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường nước và không khí. Biết chiết suất tỉ đối của nước đối với không khí là n = 4/3 và góc tới bằng 300. Độ lớn góc khúc xạ là

A. 22,020.

B. 48,590.

C. 41,810.

D. 19,470.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Một con lắc gồm vật nặng có khối lượng 2 kg được treo vào đầu sợi dây dài, không dãn. Từ vị trí cân bằng O ban đầu, vật được nâng lên 0,5 m đến điểm A rồi thả nhẹ (hình bên). Chọn gốc thế năng tại O. Coi cơ năng của vật không đổi.

a) Tính cơ năng của vật tại A.

b) Tính tốc độ của vật khi đi qua điểm O.

Câu 2 (2 điểm). Một người mặc một chiếc áo màu đỏ đứng trên sân khấu. Dưới ánh sáng của đèn sân khấu luôn thay đổi màu, có phải lúc nào khán giả cũng nhìn thấy áo người này màu đỏ không?

Câu 3 (2 điểm). Hai xe nâng được dùng để nâng thùng hàng từ mặt đất tới sàn một xe tải có độ cao 1,5 m. Xe thứ nhất nâng thùng hàng có trọng lượng 600 N hết thời gian 10 s. Xe thứ hai nâng thùng hàng có trọng lượng 800 N hết 15 s.

a) Tính công mà mỗi xe đã thực hiện để nâng thùng hàng.

b) So sánh công suất của mỗi xe.

Xem đáp án trong file tải về

3. Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lý 9 Cánh diều

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CÁNH DIỀU

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Công suất được xác định bằng

A. tích của công và thời gian thực hiện công.

B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

C. công thực hiện được trên một đơn vị chiều dài.

D. giá trị công thực hiện được.

Câu 2. Trong hệ đơn vị SI, công được đo bằng

A. cal.

B. W.

C. J.

D. W/s.

Câu 3. Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi:

A. Cơ năng không đổi.

B. Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất.

C. Thế năng tăng.

D. Động năng giảm.

Câu 4. Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên

A. động năng tăng, thế năng tăng.

B. động năng tăng, thế năng giảm.

C. động năng không đổi, thế năng giảm.

D. động năng giảm, thế năng tăng.

Câu 5. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường

A. bị hắt trở lại môi trường cũ.

B. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Câu 6. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi

A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

B. tia khúc xạ và tia tới.

C. tia khúc xạ và mặt phân cách.

D. tia khúc xạ và điểm tới.

Câu 7. Hiện tượng tán sắc xảy ra là do

A. chiết xuất của một môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau

B. các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì có màu khác nhau

C. chùm sáng trắng gồm vô số các chùm sáng có màu khác nhau

D. chùm sáng bị khúc xạ khi truyền không vuông góc với mặt giới hạn

Câu 8. Tìm phát biểu sai về hiện tượng tán sắc ánh sáng:

A. Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau.

B. Khi chiều chùm ánh sáng trăng qua lăng kính, tia tím lệch ít nhất, tia đỏ lệch nhiều nhất.

C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính.

D. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 8 m trong 30 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180 N. Tính công và công suất của người kéo?

Câu 2. (2,0 điểm)

a)Hãylấy ví dụ về các trường hợp sau: vật có thế năng; vật có động năng; vật vừa có thế năng, vừa có động năng.

b) Một vật có khối lượng 1 kg đang ở cách mặt đất một khoảng h1 = 20m. Ở chân đường thẳng đứng đi qua vật có một cái hố sâu h2 = 5m. Tính thế năng của vật khi chọn gốc thế năng là đáy hố.

Câu 3. (2,0 điểm) Một cây cọc dài được cắm thẳng đứng xuống một bể nước chiết suất . Phần cọc nhô ra ngoài mặt nước là 30 cm, bóng của nó trên mặt nước dài 40 cm và dưới đáy bể nước dài 190 cm. Tính chiều sâu của lớp nước.

Câu 4. (1,0 điểm) Quan sát bông hoa hướng dương, giải thích tại sao chúng ta nhìn thấy cánh hoa màu vàng, lá hoa màu xanh và phần nhụy có màu nâu.

Đáp án đề thi Vật lý 9 giữa học kì 1 Cánh diều

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

C

A

B

D

A

A

B

Mời các bạn xem tiếp đáp án trong file tải về

4. Đề thi Vật lý 9 giữa học kì 1 sách cũ

Đề thi Vật lý 9 giữa học kì 1 số 1

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)

*Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước Câu trả lời đúng.

Câu 1. Khi đặt một một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm

Vật lí 9

Câu 2. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 3. Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A. Dây dẫn ấy có điện trở là

A. 3Ω.

B. 12Ω.

C. 0,33Ω.

D. 1,2Ω.

Câu 4. Khi mắc R1 và R2 song song với nhau vào một hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I1 = 0,5 A, I2 = 0,5A. Thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là:

A. 1,5 A

B. 1A

C. 0,8A

D. 0,5A

Câu 5. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ta tiến hành thí nghiệm

A. Đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.

B. Đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với các hiệu điện thế khác nhau đặt vào hai đầu dây dẫn.

C. Đo điện trở của dây dẫn với những hiệu điện thế khác nhau.

D. Đo điện trở của dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.

Câu 6. Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu có cùng tiết diện, có chiều dài lần lượt là l1, l2. Điện trở tương ứng của chúng thỏa mãn điều kiện:

Vật lí 9

Câu 7. Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho

A. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây

B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây.

C Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây.

D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.

Câu 8. Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu đây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp hai lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có có điện trở lớn gấp mấy lần so với dây thứ hai:

A. 8 lần.

B. 10 lần.

C. 4 lần.

D. 16 lần.

Câu 9. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện

S1 = 0. 5mm2 và R1 =8,5 W. Dây thứ hai có điện trở R2 = 127,5W , có tiết diện S2 là:

A. S2 = 0,33 mm2

B. S2 = 0,5 mm2

C. S2 = 15 mm2

D. S2 = 0,033 mm2.

Câu 10. Hai dây dẫn hình trụ được làm từ cùng một vật liệu, có cùng chiều dài, có tiết diện lần lượt là S1,S2 ,diện trở tương ứng của chúng thỏa điều kiện:

Vật lí 9

Câu 11. Cho mạch điện như hình vẽ:

Vật lí 9

Với: R1 = 15 ; R3 = R2 =10

Điện trở tương đương của mạch.

A. 10

B. 15

C. 20

D. 35

Câu 12. Biến trở là một linh kiện:

A. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch.

B. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

C. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch.

D. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch.

Câu 13. Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi:

A. Tiết diện dây dẫn của biến trở.

B. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn.

C. Chiều dài dây dẫn có dòng điện chạy qua của biến trở.

D. Nhiệt độ của biến trở.

Câu 14. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở:

A. Ôm ( Ω)

B. Oát (W)

C. Ampe (A)

D. Vôn (V)

Câu 15. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây:

A. Vật liệu làm dây dẫn.

B. Chiều dài của dây dẫn.

C. Tiết diện của dây dẫn.

D. Khối lượng của dây dẫn.

Câu 16. Trong các kim loại sau kim loại nào dẫn điện kém nhất.

A. Đồng

B. Nhôm

C. Vofram

D. Sắt

II/ TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 17: (1điểm)

Phát biểu nội dung định luật Ôm. Viết hệ thức của định luật và nêu rõ ý nghĩa của từng đại lượng trong công thức.

Câu 18 (2 điẻm): Một dây dẫn bằng nikêlin điện trở suất là 0,40. 10-6 m , có chiều dài 100m, tiết diện 0,5mm2 được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 120V.

1/ Tính điện trở của dây.

2/ Tính cường độ dòng điện qua dây.

Câu 19 (3 điểm ): Cho ba điện trở R1 = 6; R2 = 12; R3 = 16 được mắc với nhau vào hiệu điện thế U = 2,4V

1/ Vẽ sơ đồ 4 cách mắc 3 điện trở trên vào mạch

2/ Trường hợp đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc song song. Tính:

a. Điện trở tương đương của đoạn mạch.

b. Cường độ dòng điện qua mạch chính và qua từng điện trở.

Đề thi Vật lý 9 giữa học kì 1 số 2

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Chọn phương án trả lời đúng cho các Câu sau

Câu 1. Điện trở của vật dẫn là đại lượng

A. Đặc trưng cho mức độ cản trở hiệu điện thế của vật.

B. Tỷ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật và tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật.

C. Đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật.

D. Tỷ lệ với cường độ dòng điện chạy qua vật và tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật.

Câu 2. Công thức nào sau đây không phải là công thức tính công suất điện:

A. P = R. I2

B. P = U. I2

C. P = U2/R

D. P = U. I

Câu 3. Điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào nếu tiết diện của nó tăng lên 4 lần:

A. Tăng lên 16 lần.

B. Giảm đi 16 lần.

C. Tăng lên 4 lần.

D. Giảm đi 4 lần.

Câu 4. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 5. Điện năng được đo bằng dụng cụ nào dưới đây?

A. Am pe kế.

B. Vôn kế.

C. Công tơ điện.

D. Đồng hồ đo điện đa năng

Câu 6. Hai điện trở R1= 10 và R2= 15 mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 1A. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Điện trở tương đương của cả mạch là 25

B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 1A

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 25V

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là 10V

Câu 7. Trên bóng đèn có ghi 12V- 6W. Cường độ dòng điện qua đèn khi đèn sáng bình thường là:

A: 0,5A

B: 2A

C: 3A

D: 1A

Câu 8. Trong các biểu thức sau đây đâu là biểu thức cúa định luật Jun-Len Xơ

Vật lí 9

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 9. (1,5đ). Đặt một hiệu điện thế 220V vào hai đầu của một bóng đèn có điện trở 110. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn khi đó.

Câu 10. (2,5đ) Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ.

Vật lí 9

Biết R1= R2= 20Ω, R3 = 30Ω

Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB

Câu 11. (2đ). Một bóng đèn có ghi 220V-110W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết rằng mỗi ngày bóng đèn được thắp sáng trong 6 giờ. Tính điện năng tiêu thụ trong một tháng (30 ngày) và số tiền điện phải trả,biết 1kw. h có giá 1400đ?

Chia sẻ, đánh giá bài viết
33
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 9

    Xem thêm