Bộ Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2022
Bộ đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 9 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 9 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.
Bộ đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 9 có đáp án
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề 1
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề 2
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề 3
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề 4
- Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 9 - Đề 5
- Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 9 - Đề 6
- Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 9 - Đề 7
- Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 9 - Đề 8
Bộ đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 9 bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh ôn tập lại cách hình bài văn đã được học.
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 9.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.
(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1đ): Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì?
Câu 3 (2,5đ): Nêu cảm nhận của em về tình cảm của con người trong thời chiến.
II. Làm văn (6đ):
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Mùa xuân người cầm súng… Một nốt trầm xao xuyến.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. […]
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Câu 1 (1đ): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu?
Câu 2 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng.
Câu 3 (2đ): Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì?
II. Làm văn (6đ):
Cảm nhận khổ đầu bài Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải của Thanh Hải.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề 3
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, mà bị chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những người đàn bà nha quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hoặc hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.”
(Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5đ): Đối tượng được tác giả nêu ra trong đoạn trích là gì?
Câu 3 (1đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện như thế nào?
Câu 4 (2đ): Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào về tầm quan trọng của văn nghệ?
II. Làm văn (6đ):
Phân tích 3 khổ thơ cuối của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề 4
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.”
Câu 1 (0,5đ): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?
Câu 2 (1đ): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?
Câu 3 (2,5đ): Đoạn văn giúp em nhận ra bài học gì?
II. Làm văn (6đ):
Phân tích khổ thơ thứ ba trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 9 - Đề 5
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"Hài hước cũng phải học, học để thưởng thức được cái hài, học để diễn được cái hài. Chính khách nhiều nước phải thuê thầy riêng đến nhà dạy cách pha trò hài hước. Hài để làm cho việc tuyên truyền được vui vẻ tự nhiên đậm đà ý nhị. Hài để tấn công đối thủ cũng đang đi vận động tuyên truyền lấy phiếu cử tri. Hài để đá bóng về sân đối phương. Hài để gỡ bí trong tình huống trớ trêu khó xử. Lúc ấy mà mặt khó đăm đăm thì chắc chắn sẽ liệt, sẽ mất điểm.
Chính khách khi nói một câu hóm hỉnh chưa chắc đã thực lòng nói, diễn đấy. Nghệ sĩ nhân dân đấy nghệ sĩ ưu tú đấy. Nhưng cái hóm hỉnh hài hước ấy thuyết phục được cử tri và công chúng, vậy là đạt được mục đích.
Cao hơn cả diễn nữa, là mình có khả năng hiểu được cái hài, thích cái hài, thấm được cái hài, mình cười một cách tự nhiên, pha trò một cách tự nhiên. Đấy là của trời cho. Đấy là người được thiên phú. Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ".
(Trích Không biết cười – Hồ Anh Thái, Lang thang trong chữ, Nxb Trẻ, 2015, tr. 56)
Câu 1 (0,5đ): Chủ đề của đoạn văn là gì?
Câu 2 (1đ): Tác giả đã nói về những tác dụng gì của cái hài và nói với giọng điệu ra sao? Hãy liệt kê các yếu tố hình thức cho phép em nhận ra giọng điệu ấy.
Câu 3 (1đ): Trong đoạn văn, từ "diễn" được tác giả dùng đến ba lần. Em hiểu như thế nào về hàm nghĩa của từ này?
Câu 4 (1,5đ): Từ điều tác giả Hồ Anh Thái gợi mở, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu nói về ý nghĩa của cái hài trong cuộc sống.
II. Làm văn (6đ):
Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 9 - Đề 6
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ ngỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1đ): Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ? Nêu tác dụng.
Câu 3 (2,5đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ trên.
II. Làm văn (6đ):
Phân tích khổ thơ đầu của bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 9 - Đề 7
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
(Tiếng thu - Lưu Trọng Lư)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5đ): Kể tên những sự vật được nhắc đến trong hai khổ thơ trên.
Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.
Câu 4 (2đ): Từ bài thơ trên hãy trình bày cảm nhận của em về mùa thu.
II. Làm văn (6đ):
Phân tích khổ thơ đầu trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 9 - Đề 8
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”
(Trích Vợ nhặt - Kim Lân)
Câu 1 (1đ): Xác định thành ngữ, tục ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 2 (1đ): Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?
Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử thiêng liêng.
II. Làm văn (6đ):
Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình qua bài thơ Nói với con của Y Phương.
---------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Bộ Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2022. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 9, Trắc nghiệm Tiếng Anh 9, Lý thuyết môn Vật lí lớp 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em học tập thật tốt.