Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ 4 đề thi học kì 2 GDCD 9 năm 2025

VnDoc xin giới thiệu Bộ Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 9. Đây là đề thi hay cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi đề thi GDCD 9 học kì 2 sắp tới. Đề thi có đáp án kèm theo cho các bạn so sánh đối chiếu sau khi làm xong. Sau đây mời các bạn tải về tham khảo toàn bộ 4 đề thi và đáp án trong bộ đề.

Đề thi học kì 2 GDCD 9 - Đề 1

Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 9

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Hiểu được qui định của pháp luật , hiểu và nắm rõ vấn đề

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2,0

20%

1

2,0

20%

Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân trong kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Quyền và nghĩa vụ của CD trong lao động.

Biết quyền và nghĩa vụ lao đông của CD

Hiểu vấn đề giải quyết tình huống về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25đ

5%

1

5,0

5%

2

2,25

10%

Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Biết nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

5

1,25đ

25%

5

1,25

25%

Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Biết thế nào sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Hiểu trách nhiệm , bổn phận tuân

thủ đúng

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

6

1,5đ

30%

7

1,5đ

30%

TS câu

TS điểm

Tỉ lệ %

12

3,0

60%

1

2,0

20%

1

5,0

20%

14

10

100%

Đề kiểm tra GDCD 9 học kì 2

I. TRẮC NGHIỆM: 3,0đ

Chọn câu trả lời đúng nhất; mỗi câu đạt 0,25 điểm

Câu 1: Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ?

A. Độc lập, chủ quyền thống nhất

B.Toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

C. Toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Độc lập, chủ quyền; toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Việt Nam.

Câu 2: Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân,thực hiện chính sách hậu phương quân đội, bảo vệ trật tự an ninh xã hội là nhằm:

A. Thực hiện tốt trách nhiệm

B. Nâng cao vai trò của lãnh đạo

C. Bảo vệ Tổ quốc

D. Thực hiện tốt trách nhiệm, nâng cao vai trò của lãnh đạo

Câu 3: Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của:

A. Công an B. Mọi công dân

C. Quân đội D. Nhà nước

Câu 4: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Câu nói này của ai?

A. Hồ Chí Minh

B. Võ Nguyên Giáp

C. Trần Đại Quang

D. Nguyễn Phú Trọng

Câu 5: Nhiệm vụ của học sinh trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay là:

A. Tham gia nghĩa vụ quân sự

B. Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức

C. Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương

D. Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, tham gia nghĩa vụ quân sự

Câu 6: Quan tâm chăm sóc chạ mẹ lúc ốm đau là thể hiện:

A.Tuân theo pháp luật

B. Sống có đạo đức

C. Bệnh phải chăm sóc

D. Làm tốt bổn phận

Câu 7: Luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật là:

A.Tuân theo pháp luật

B. Sống có đạo đức

C. Bệnh phải chăm sóc

D. Làm tốt bổn phận

Câu 8: Hành vi nào sau đây không phù hợp với chuẩn mục đạo đức?

A. Nói tục chửi thề

B. Nhường chỗ cho người già trên xe buýt

C. Đoàn kết , giúp đỡ bạn bè

D. Lễ phép kính trọng thầy cô

Câu 9: Đối với cá nhân đạo đức góp phần :

A. Tạo ra mái ấm gia đình hạnh phúc C. Ổn định gia đình

B. Hoàn thiện nhân cách con người D. Phát triển vững chắc gia đình

Câu 10: Giữa đạo đức và pháp luật giống nhau đều là :

A. Thể hiện , bảo vệ các gái trị nhân văn vì con người

B. Là những chuẩn mực, qui tắc ứng xử mà mọi người phải thực hiện

C. Đều do nhà nước ban hành

D. Đều do kinh nghiệm mà có

Câu 11: Sống có đạo đức và pháp luật là điều kiện, yếu tố giúp

A. mọi người tiến bộ .

B. mọi người yêu quí,kính trọng.

C. làm nhiều điều có ích.

D. mọi người tiến bộ, làm nhiều điều có ích, mọi người yêu quí,kính trọng.

Câu 12: Tự do lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm là

A. nghĩa vụ lao động .

B. nhu cầu cần thiết

C. quyền lao động.

D. quyết định tồn tại cho xã hội.

II. TỰ LUẬN: 7,0 điểm

Câu 1: (3,0 điểm) Hôn nhân là gì? Hôn nhân dựa trên cơ sở gì? Không được kết hôn trong những trường hợp nào?

Câu 3: (4,0 điểm) Tình huống: Trong giấy phép kinh doanh của cửa hàng nhà mình, bà Lan đăng kí mặt hàng kinh doanh là nước giải khát và các loại bánh kẹo. Khi cơ quan chức năng đi kiểm tra thì phát hiện cửa hàng nhà bà Lan có kinh doanh thêm Karaoke và ăn uống.

Theo em, việc làm của bà Lan đúng hay sai? Vì sao? Nếu đúng (hoặc sai) thì cơ quan chức năng sẽ có biện pháp gì đối với bà Lan?

Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 9

TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng học sinh đạt 0,25 điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

C

B

A

C

B

A

A

B

B

D

C

TỰ LUẬN: (7,0đ)

Câu 1: (3,0đ)

Hôn nhân là sự liên kết dặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được Nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính. (1,0 đ)

* Cấm kết hôn trong những trường hợp chưa đủ tuổi theo qui định của pháp luật Nam 20 tuổi trờ lên , nữ 18 tuổi trở lên; (0,5 đ); Người đang có vợ, có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự (bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình); giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ

trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng, giữa những người cùng giới tính. (1,5 đ)

Câu 2: (4,0đ)

- Việc làm của bà Lan là sai.(1,0đ)

- Giải thích vì sao: Vì bà Lan kinh doanh thêm các mặt hàng không đăng kí trong giấy phép kinh doanh. (1,0đ)

- Việc bà Lan kinh doanh thêm các mặt hàng mà không đăng kí thì tùy theo mức độ vi phạm mà các cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các mức xử phạt khác nhau như: xử lí hành chính, không cho tiếp tục kinh doanh các mặt hàng vi phạm, tước giấy phép kinh doanh...(2,0đ)./.

Đề kiểm tra GDCD 9 học kì 2 - Đề 2

Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 9

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

NHẬN BIẾT

40%

THÔNG HIỂU

30%

VẬN DỤNG

20%

VẬN DỤNG SÁNG TẠO

10%

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

- Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật hôn nhân và gia đình.

- Biết được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.

Hiểu được tác hại của việc kết hôn sớm.

- Xử lý tình huống về nạn tảo hôn.

- Vận dụng kiến thức xử lý tình huống thực tế mang tính giáo dục cao..

Liên hệ bản thân

2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và cho ví dụ cụ thể.

- Hiểu được quy định của Hiến pháp 2013 quy định độ tuổi bầu cử và ứng cử.

- Hiểu được công dân tham gia quyền quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng việc góp ý vào dự thảo luật.

- Hiểu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Vận dụng kiến thức xử lý tình huống thực tế.

Liên hệ bản thân

3. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Trình bày được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Hiểu được việc làm của bản thân HS góp phần bảo vệ Tổ quốc.

- Biết được độ tuổi nhập ngũ theo quy định của pháp luật, biết xác định trách nhiệm của học sinh trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Từ tình huống cụ thể HS phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự; đồng tình ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

TSĐ 100%

=10 điểm

40% TSĐ = 4 điểm

30% TSĐ = 3 điểm

20% TSĐ = 2 điểm

10% TSĐ = 1 điểm

Đề thi học kì 2 GDCD 9

I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất. Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

Câu 1: Nhà nước ta quy định độ tuổi tối thiểu được phép kết hôn là:

A. Nam, nữ 18 tuổi.

B. Nam, nữ 16 tuổi.

C. Nam 20 tuổi, nữ 16 tuổi.

D. Nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi.

Câu 2: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân:

A. Hôn nhân phải được nhà nước thừa nhận.

B. Mục đích chính của hôn nhân là để duy trì và phát triển kinh tế.

C. Hôn nhân nhằm mục đích chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

D. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện.

Câu 3: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền ứng cử.

B. Quyền đóng góp ý kiến.

C. Quyền kiểm tra, giám sát.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 4: Hiến pháp 2013 quy định về độ tuổi được bầu cử và ứng cử của công dân là:

A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.

D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

Câu 5: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?

A. Để không ai bị phân biệt đối xử trong xã hội.

B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình.

C. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ.

D. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của nhà nước và xã hội.

Câu 6: Trên các trang facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì:

A. Coi như không biết gì.

B. Kêu gọi mọi người chia sẻ bài.

C. Tham gia các nhóm phản động đó.

D. Kêu gọi mọi người không chia sẻ bài vì đó là những tin phản động.

II/ TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Xử lý tình huống sau:

An đang học lớp 10, là một học sinh giỏi của trường THPT X. Vì hoàn cảnh gia đình khá khó khăn nên cha mẹ cho An nghỉ học để làm kinh tế phụ gia đình. Sau đó cha mẹ An bắt ép An đi lấy chồng để gia đình bớt gánh nặng.

a. Nếu em là An, em sẽ làm gì?

b. Theo em, việc kết hôn sớm sẽ gây nên những hậu quả gì?

Câu 2: (1,5 điểm) Em hiểu thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân? Cho hai ví dụ cụ thể?

Câu 3: (2 điểm) Theo em, thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung nào?

Câu 4: (1,5 điểm)

Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã có nhiều hoạt động bất hợp pháp trên biển Đông, đe dọa nền hòa bình của dân tộc Việt Nam và các nước trong khu vực. Với trách nhiệm của một công dân, em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam?

...........Hết.........

Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 9

Câu

Nội dung

Điểm

I. Phần trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1: D

Câu 2: B

Câu 3: D

Câu 4: D

Câu 5: C

Câu 6 : D

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

II. Phần tự luận

Câu 1

(2 điểm)

a. HS xử lý theo cách hiểu. Ví dụ:

- Không đồng tình với việc làm của cha mẹ.

- Giải thích cho cha mẹ hiểu đó là nạn tảo hôn, gây nhiều hậu quả.

- Nhờ người thân khuyên nhủ cha mẹ để mình không phải kết hôn sớm.

- Nếu cha mẹ vẫn kiên quyết ép lấy chồng A cần nhờ pháp luật can thiệp.

b. Hậu quả của việc kết hôn sớm:

+ Ảnh hưởng tới sức khỏe và việc học tập, tương lai của bản thân.

+ Ảnh hưởng tới nòi giống của dân tộc.

+ Hạn chế trong việc thực hiện trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong gia đình....

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

Câu 2

(1,5 điểm)

Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân là: Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của Nhà nước và xã hội.

VD: Bầu cử Quốc hội; thảo luận trong các cuộc họp; khiếu nại, tố cáo....

1

0,5

Câu 3

(2 điểm)

* Bảo vệ Tổ quốc là: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

* Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc bao gồm các nội dung:

+ Xây dựng quốc phòng toàn dân.

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

+ Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

+ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

1

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 4

(1,5 điểm )

* Trách nhiệm của bản thân học sinh:

- Khẳng định chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam

- Bằng phương tiện thông tin đại chúng kêu gọi bạn bè trên khắp thế giới ủng hộ Việt Nam.

- Chăm ngoan, học giỏi

- Tham gia những hoạt động mít tinh, biểu tình lên án Trung Quốc…

0,5

0,5

0,5

Đề thi học kì 2 GDCD 9 - Đề 3

ĐỀ THI CUỐI HKII MÔN GDCD 9

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 ĐIỂM)

Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án mà em cho là đúng.

Câu 1 (1.0 điểm): Những ý kiến dưới đây về hôn nhân là đúng hay sai?

Nối một ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng.

Ý kiến

Đúng

Sai

A. Kết hôn là do nam nữ tự quyết định không ai có quyền can thiệp

B. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn

C. Lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời.

D. Nam nữ chưa có vợ có chồng, có quyền chung sống với nhau như vợ chồng.

E. Hôn nhân phải xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.

G. Người chồng phải là người có quyền quyết địnhn những việc lớn thì gia đình mới có nề nếp.

Câu 2 (0.5 điểm): Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội được gọi là quyền tham gia?

A. Lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của công dân.

B. Quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.

C. Hoạt động nhà nước, quản lý xã hội của công dân.

D. Tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội của công dân.

Câu 3 (0.5 điểm): Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?

A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.

D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử,đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

Câu 4 (0.5 điểm): Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là?

A. bảo vệ Tổ quốc. B. bảo vệ hoà bình.

C. bảo vệ lợi ích quốc gia. D. bảo vệ nên độc lập.

Câu 5 (0.5 điểm): Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó được gọi là?

A. Sống có kỉ luật.

B. Đạo đức.

C. Sống có đạo đức.

D. Pháp luật.

TỰ LUẬN ( 7.0 ĐIỂM)

Câu 1(3.0 điểm): a/ Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung gì?

b/ Tình huống: Nam (18 tuổi) có tên trong danh sách đăng kí nghĩa vụ quân sự ở địa phương. Mỗi lần có đợt tuyển quân ở địa phương Nam thường lấy lí do ốm, bệnh để không phải đi nghĩa vụ, có lần Nam bỏ trốn đến nhà bà cô ở tỉnh khác. Thấy các bạn cùng tuổi hăng hái thực hiện nghĩa vụ quân sự, Nam cho họ là những người “hâm” không biết hưởng thụ cuộc sống.

Câu hỏi:

1 / Cho biết ý kiến của em về suy nghĩ và việc làm của Nam.

2/ Theo em, vì sao Hiến pháp quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

Câu 2 (2.0 điểm): Theo em, vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ?
Câu 3 (2.0 điểm): Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa gì? Liên hệ bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật?

Xem đáp án trong file tải về

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 9 môn GDCD

    Xem thêm