Các loại cây có rễ thở?

Các loại cây có rễ thở? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Các loại cây có rễ thở?

Trả lời:

Cây bụt mọc, cây mầm, cây bần..

1. Rễ cây là gì?

Rễ cây là cơ quan sinh trưởng của cây, thường mọc ở dưới đất, từ trên xuống. Rễ không bao giờ mang lá. Rễ không có chất diệp lục trừ rễ khí sinh của họ Lan (Orchidaceae).

Nhiệm vụ của rễ cây:

- Hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan trong nước để nuôi cây.

- Dự trữ chất dinh dưỡng.

- Bám chắc vào đất giúp cây đứng vững trong môi trường sống của mình.

2. Chức năng chính của rễ cây là gì?

- Rễ cây là một bộ phận cực kỳ quan trọng của cây. Nó có rất nhiều chức năng khác nhau sau đây là một số chức năng chính của rễ cây.

- Nó có chức năng chính là hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi phần thân trên gồm thân, cành lá, ngọn... Ngoài ra phần lớn trong tất cả các loài thực vật thì rễ còn có chức năng giữ cho cây đứng vững, chịu được những tác động từ thiên nhiên.

- Đối với một số loài cây thì rễ còn có tác dụng để thở, quang hợp. Một số loài cây đặc thù rễ còn có tác dụng sinh sản...

Giữ cây đứng vững

Hệ thống rễ của cây giúp cây đứng vững trước sức mạnh của tự nhiên. Nhiều loài thực vật có thể đứng thẳng hàng trăm năm vì rễ của chúng mọc sâu vào đất và giữ cho cây vững chắc.

Hấp thụ chất

Rễ có lông rễ qua đó rễ hút nước và chất dinh dưỡng từ đất rất cần thiết cho sự phát triển của cây. Rễ có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ. Sau khi nước và chất dinh dưỡng được hấp thụ, chúng được di chuyển lên trên thân và lá.

Trong sa mạc, rễ mọc sâu vào trữ lượng nước vĩnh viễn. Các khu vực sa mạc nơi thực vật được tìm thấy đang phát triển được coi là có trữ lượng nước ngầm. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc quyết định nơi đào giếng để tìm kiếm nước.

Nhà kho chứa nước và chất dinh dưỡng

Một số rễ như cà rốt và khoai lang phục vụ mục đích của một cơ quan lưu trữ chất dinh dưỡng. Nó lưu trữ carbohydrate và nước. Rễ của một số cây được tìm thấy trong sa mạc có thể lưu trữ tới 70kg nước.

Quang hợp

Một số rễ có khả năng quang hợp như trường hợp rễ trên không của các cây ở rừng ngập mặn và hoa lan Epiphytic.

Sinh sản

Một số rễ cây đặc biệt có khả năng sinh sản. Chúng có tác dụng như một chức năng để duy trì nòi giống. Ở một số cây như Agoho trưởng thành, các cây con được nhìn thấy mọc xung quanh cây mẹ một cách mạnh mẽ từ rễ của cây mẹ.

3. Các phần (miền) của rễ

Rễ cái là cơ quan hình trụ nón có màu trắng hay nâu nhạt. Rễ cái do rễ phôi phát triển, nối liền với trụ dưới lá mầm, hướng thẳng xuống đất, giữ chặt cây vào đất.

Chóp rễ:  Chóp rễ là một bộ phận giống như một cái mũ úp lên đầu ngọn rễ, gồm các tế bào có vách ngoài hóa nhầy để giảm sự va chạm của rễ vào đất và che chở cho miền sinh trưởng của rễ. Các tế bào chóp rễ có chứa các hạt tinh bột; hạt tinh bột thường nằm ở vách gần đất, tham gia vào sự thăng bằng hướng đất của rễ. Chóp rễ tồn tại trong một thời gian rồi rụng đi. Đặc biệt các cây sống ở dưới nước có các chóp rễ rất phát triển.

Miền sinh trưởng:

Miền sinh trưởng nằm ngay trên chóp rễ. Nó là một mô phân sinh gồm các tế bào có khả năng phân chia nhanh, làm cho các tế bào đó phát triển dài ra, lớn lên và phân hóa thành các mô khác, làm cho rễ ngày càng ăn sâu vào môi trường sống.

Hình dạng và cách phân chia tế bào của vùng khởi sinh tạo thành nhiều kiểu đỉnh rễ khác nhau. Đối với những loài cây thuộc ngành Quyết, như ở các cây họ Cỏ tháp bút (Equisetaceae) hoặc họ Dương xỉ (Polypodiaceae), đỉnh sinh trưởng chỉ có một tế bào khởi sinh. Tế bào này có dạng hình khối bốn mặt. Tế bào thường chia theo bốn mặt để tạo thành các mô của rễ và chóp rễ. Đỉnh rễ với một tế bào khởi sinh thường có đối xứng toả tròn.

Ở các cây có hạt, đỉnh sinh trưởng bao gồm các tế bào của mô phân sinh ngọn, trong đó phân làm ba tầng: Lớp ngoài cùng cho tầng sinh bì và chóp rễ; lớp giữa cho tầng sinh vỏ và lớp trong đặt cơ sở cho tầng sinh trụ giữa.

Có thể phân biệt hai kiểu đỉnh sinh trưởng như sau:

- Kiểu 1: Đỉnh sinh trưởng gồm 3 nhóm tế bào khởi sinh, chóp rễ và tầng sinh bì được tạo nên bởi cùng một loại tế bào khởi sinh.

- Kiểu 2: Đỉnh sinh trưởng cũng gồm ba nhóm tế bào khởi sinh. Chóp rễ có nguồn gốc độc lập.

Theo một số tác giả, tầng ngoài cùng sinh ra chóp rễ, còn tầng sinh bì lại được phát triển từ các tế bào của tầng sinh vỏ. Kiểu này được gọi là kiểu khép kín. Kiểu mở là mô phân sinh gồm một nhóm tế bào xếp lộn xộn không thành lớp, nhóm tế bào này sinh ra tất cả các mô của rễ và rất phổ biến ở các cây ngành Thông và một số cây thuộc ngành Ngọc lan.

Miền lông hút: Miền lông hút mang nhiều lông nhỏ dài từ 5 – 7cm, độ dài của miền không đổi đối với mỗi loài. Miền này đảm nhiệm chức năng chủ yếu của rễ; đó là sự hấp thụ nước và muối vô cơ hòa tan. Lông hút sống hoạt động trong một thời gian nhất định. Các lông phía trên sẽ già, chết và rụng đi. Miền lông hút sẽ ngày càng chuyển dần xuống phía đầu ngọn dưới làm cho các lông mới có thể tiếp xúc với vùng đất mới sâu và rộng.

Miền hóa bần: Miền hóa bần hay còn gọi là miền phân nhánh. Đối với các cây thuộc ngành Thông và Ngọc lan, trên rễ cái có một vùng sinh ra các rễ con, được gọi là rễ cấp hai. Sau một thời gian phát triển, các rễ con khác nhau phân nhánh từ miền hóa bần của rễ con và được gọi là rễ con cấp ba. Cứ như vậy cả hệ thống rễ cây sẽ được phát triển.

Cổ rễ: Cổ rễ là đoạn nối liền với thân. Tại vùng này, hệ mạch dẫn của rễ sẽ chuyển tiếp sang cấu tạo hệ mạch dẫn của thân.

-------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Các loại cây có rễ thở? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 22
Sắp xếp theo

Môn Sinh học lớp 6

Xem thêm