Vai trò của rêu
VnDoc xin giới thiệu bài Vai trò của rêu được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Vai trò của rêu
Câu hỏi: Cho các vai trò sau, vai trò của rêu là
1. Tạo chất mùn cho đất
2. Cung cấp thức ăn cho các loài động vật
3. Dùng làm thuốc chữa bệnh
4. Tạo thành than bùn, dùng làm phân bón, chất đốt
- 1; 2
- 2; 3
- 3; 4
- 1; 4
Lời giải
Đáp án đúng: D
Giải thích:
Đặc điểm của rêu:
+ Rêu mọc trên đá, nơi đất nghèo chất dinh dưỡng góp phần tạo thành chất mùn.
+ Rêu mọc ở đầm lầy, sau khi chết, trải qua một thời gian sẽ hình thành lớp than bùn dùng làm phân bón, chất đốt.
Vai trò của rêu là tạo chất mùn cho đất; Tạo thành than bùn, dùng làm phân bón, chất đốt.
Khái niệm rêu là gì? Đặc điểm cơ bản của rêu
Rêu là đối tượng của ngành “tiên đài học” (thực vật học nghiên cứu về rêu), ở Việt Nam thì chưa hình thành hoặc rất ít đối tượng quan tâm tới ngành khoa học thực vật về rêu này.
Rêu cung cấp thông tin về việc phân loại, đặc điểm cấu trúc, lịch sử tự nhiên, sinh thái học và các mối quan hệ tiến hóa của thực vật. Mặc dù rêu có tầm vóc nhỏ nhưng rêu luôn đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái trên cạn khác nhau. Rêu góp phần quan trọng trong quá trình phong hóa đá hình thành đất. Rêu là một phần của chuỗi thức ăn trên cạn. Len lỏi khắp mọi nơi, rêu là “kẻ” tận dụng tốt nhất những phần còn lại của ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất, rêu đóng góp không ngừng nghỉ vào dưỡng khí….
Chúng được tìm thấy ở nhiều nơi trên mặt đất, trên bề mặt đá, trên thân cây hoặc lá cây. Chúng phân bổ khắp nơi trên thế giới từ ven biển Nam Cực đến các đầm lầy than bùn ở Bắc bán cầu, từ sa mạc của Australia đến rừng mưa Amazon ở Nam Mỹ. Rêu là một phần thiết yếu của đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta.
Rêu là gì?
Rêu (có tên gọi tiếng Anh là Bryophyte) là từ ngữ chung để gọi một nhóm trong thực vật có phôi. Rêu cũng là loại thực vật có cấu tạo bởi các mô và hệ thống sinh sản. Tuy nhiên, nó không có mô mạch để có thể lưu thông các chất lỏng. Vì vậy, các loại rêu thường không có hoa cũng như không sản sinh ra hạt và nó sinh sản nhờ các loại bào tử. Đây cũng được xem là một trong những điểm khác biệt của rêu khi so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo.
Đặc điểm cây rêu: Cây rêu có các mô và hệ thống sinh sản. Rêu không có hoa và cũng không sản sinh ra hạt, nó sinh sản nhờ các bào tử. Rêu có cấu trúc nhỏ, bên ngoài giống như rễ cây nên còn được gọi là thân rễ.
Rêu không lấy đi chất dinh dưỡng hoặc làm xáo trộn sinh lí của rễ cây. Ngược lại, còn có vai trò quan trọng trong việc giữ đất luôn ẩm ướt. Ngoài rêu ra, bạn còn có thể trồng trong chậu cảnh một số cây dương xỉ nhỏ li ti, cỏ cảnh, cỏ dại…
Cây rêu có nhiều chủng loại và màu sắc từ hơi vàng cho đến màu xanh lục tươi, nhưng thích hợp nhất đối với cây kiểng là rêu có màu sắc dịu và tươi. Một số loài rêu thông dụng: rêu nhung, rêu nhún, rêu bèo…
Đặc điểm và cấu tạo của rêu
- Môi trường sống: Rêu thường sống ở những nơi đất ẩm ướt vì đây là môi trường phù hợp với cấu tạo của rêu và điều kiện thuận lợi để chúng sinh sôi, phát triển. Đồng thời, cấu tạo của loài thực vật này đã được chia thành rễ, thân, lá dù cấu tạo của các bộ phận còn đơn giản.
- Cơ quan sinh dưỡng: Rêu có thân ngắn và không có sự phân cành. Cùng với đó, rêu còn có cấu tạo lá nhỏ, mỏng và rễ giả nên có khả năng hút nước rất tốt. Ngoài ra, rêu còn là thực vật chưa có mạch dẫn so với các loài khác hiện nay.
- Cơ quan sinh sản: Rêu có cơ quan sinh sản nằm ở túi bào tử nằm ở ngọn cây. Vì vậy, rêu sinh sản bằng bào tử, sau đó các bào tử này sẽ nảy mầm và phát triển thành cây rêu con mới.
Rêu là thực vật bậc cao hay thấp?
Rêu là thực vật bậc cao hay thấp?
Sau khi đã tìm hiểu về cấu tạo của rêu, chúng ta có thể khẳng định: rêu là thực vật bậc cao. Tuy nhiên, chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc, vì sao rêu được xếp vào nhóm thực vật bậc cao?
Rêu được xếp vào thực vật bậc cao vì:
- Rêu sống ở môi trường trên cạn
- Rêu có cấu tạo đa bào và đã bắt đầu có rễ, thân, lá – dù cấu tạo còn đơn giản
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử và đã bắt đầu có sự phân hóa giữa cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng.
Vậy tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt?
Như đã giải thích ở trên, rêu dù đã bắt đầu có rễ nhưng rễ của loài cây này chưa có khả năng hút nước mà mới chỉ được coi như rễ giả. Đồng thời thân và lá chưa có mạch dẫn. Đặc biệt là rêu thụ tinh và sinh sản nhờ nước. Vì thế chúng phải sống ở những nơi ẩm ướt do cấu tạo chưa thực sự hoàn chỉnh.
-------------------------------
Ngoài Vai trò của rêu đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.