Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?

Trả lời:

Khí ôxi trong nước ở bể cá rất ít, thả thêm rong vào bể để rong quang hợp tạo ra nhiều khí ôxi, cung cấp ôxi trong nước cho cá cảnh hô hấp tốt hơn.

1. Quang hợp là gì?

- Quang hợp là quá trình tổng hợp hợp chất hữu cơ của nhóm thực vật, tảo và một số vi khuẩn nhờ thu nhận ánh sáng từ năng lượng mặt trời. Ở thực vật, quá trình quang hợp được là nhờ chất diệp lục (chlorophyll) có trong lục lạp. Một số loài vi khuẩn không sử dụng chlorophyll để quang hợp mà dùng một loại sắc tố tương tự có tên là bacteriochlorophylls.

- Phương trình tổng quát

6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 + 6 O2

2. Vai trò của quang hợp

Quá trình quang hợp đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật trên Trái đất, đặc biệt là quá trình quang hợp ở cây xanh, tạo ra khí Oxy – là nguồn sống của hầu hết các sinh vật. Dưới đây là 3 vai trò quan trọng nhất của quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật.

- Tổng hợp chất hữu cơ: sản phẩm của quang hợp tạo ra hợp chất hữu cơ cung cấp nguồn thức ăn cho tất cả các sinh vật, dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp và chế tạo ra thuốc chữa bệnh cho con người.

- Tích lũy năng lượng: chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành các liên kết hóa học, cung cấp và tích lũy năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật.

- Điều hòa không khí: quá trình quang hợp ở cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2 và nước có tác dụng điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính đem lại không khí trong lành cho trái đất.

3. Thành phần và chức năng hệ sắc tố quang hợp của lá

Cây quang hợp như thế nào? Đó là nhờ vào chất diệp lục có trong hệ sắc tố quang hợp ở lá cây cùng với Carotenoit . Bề mặt lá cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giúp các sắc tố diệp lục hấp thụ được năng lượng và thực hiện quá trình quang hợp ở cây xanh. Hệ sắc tố quang hợp của lá gồm có 2 thành phần chính là diệp lục và carotenoit. Ở nhóm tảo và thực vật thủy sinh thì có thêm sắc tố phụ phycobilin.

Chất diệp lục là gì?

Chất diệp lục là một sắc tố rất quan trọng trong quá trình quang hợp để hấp thụ được các ánh sáng có màu xanh lam và đỏ. Chất diệp lục được chia thành hai nhóm khác nhau:

- Diệp lục a: Đây vốn là những phân tử P700 và P680 có trong chất diệp lục a. Những phân tử này sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa các năng lượng của ánh sáng thành năng lượng ATP và NADPH.

- Diệp lục b: Chất diệp lục b sẽ kết hợp với chất diệp lục a còn lại hỗ trợ các phân tử P700 và P680 tại trung tâm qua cách truyền năng lượng của ánh sáng và hấp thụ cho chúng.

Carotenoit là gì?

Nhìn chung, khi tìm hiểu quang hợp là gì cùng những thông tin liên quan, hẳn nhiều người quan tâm đến khái niệm Carotenoid là gì.

Carotenoid được biết đến là một chất có tác dụng truyền các năng lượng cho chất diệp lục a và diệp lục b. Bên cạnh đó, Carotenoid còn được chia ra thành xantôphin và carôten (đây chính là các sắc tố phụ của quá trình quang hợp). Trong trường hợp ánh nắng có cường độ cao thì carotenoid còn có công dụng bảo vệ các hệ thống quang hợp không bị cháy nắng.

4. Đặc điểm của lá cây khi tham gia quá trình quang hợp là gì?

Sau khi nắm được khái niệm quang hợp là gì, bạn cũng cần biết đến các đặc điểm của lá cây khi tham gia quang hợp.

* Bên ngoài của lá:

- Lá cây khi tham gia quang hợp sẽ có diện tích bề mặt lớn để có thể dễ dàng hấp thụ các tia sáng.

- Bên cạnh đó thì phiến là mỏng rất thuận tiện cho việc hấp thụ và thải ra cách dễ dàng.

- Ngoài ra thì trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng để khí CO2 có thể dễ dàng khuếch tán đến lục lạp.

* Bên trong của lá:

- Các tế bào mô của lá chứa nhiều chất diệp lục được phân bố ở bên dưới lớp biểu bì mặt trên của chiếc lá nhằm hấp thụ trực tiếp được các tia sáng chiếu lên bề mặt của chiếc lá.

- Tế bào mô khuyết chứa rất ít chất diệp lục hơn so với mô giàu, đồng thời nằm ở phía dưới của phiến lá. Một số đặc điểm như trong mô khuyết có rất nhiều khoảng rỗng để tạo điều kiện cho khí O2 có thể dễ dàng phân tán đến các tế bào có chứa các sắc tố quang hợp.

- Hệ gân lá cũng được tủa ra đến tận các tế bào nhu mô của lá. Đây được xem là một con đường cung cấp nước cùng với các ion khoáng cho quá trình quang hợp. Không những thế thì mạch Libe là con đường dẫn các sản phẩm quang hợp ra khỏi lá cây.

- Ngoài ra thì trong lá có rất nhiều tế bào, trong đó có chứa chất lục lạp với các hệ sắc tố quang hợp ở bên trong được gọi là bào quan quang hợp.

5. Những ứng dụng của quang hợp trong cuộc sống

- Nhìn chung sản phẩm được quá trình quang hợp sản xuất đều có thể là nguồn cung cấp thức ăn.

- Quang hợp còn mang đến năng lượng cho sự sống của trái đất.

- Quang hợp cũng là nguồn cung cấp quan trọng các nguyên liệu cho ngành công nghiệp và dược liệu.

-------------------------------

Ngoài Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm