Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
Câu hỏi: Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
Lời giải:
* Hoa tự thụ phấn:
- Là hoa có hạt rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó
- Loại hoa: Lưỡng tính
- Thời gian chín của nhị so với nhụy: Đồng thời
VD: hoa lạc, hoa đỗ đen, hoa đỗ xanh...
* Hoa giao phấn:
- Là hoa có hạt phấn được chuyển đến đầu nhụy của hoa khác
- Loại hoa: Đơn tính, lưỡng tính
- Hoa lưỡng tính thời gian chín của nhị so với nhụy: Không đồng thời khi trước khi sau
VD: hoa bí ngô, hoa mướp, hoa vừng…
1. Khái niệm
* Tự thụ phấn là khi phấn hoa từ cùng một cây rơi vào đầu nhụy (đối với thực vật có hoa) hoặc vào noãn (đối với thực vật hạt trần) của chính hoa đó.
- Có hai loại tự thụ phấn:
+ trong trường hợp tự phối, phấn được chuyển tới đầu nhụy của cùng một bông hoa;
+ trong trường hợp thụ phấn khác hoa cùng gốc, phấn hoa được chuyển từ bao phấn của một bông hoa tới đầu nhụy của một bông hoa khác trên cùng một cây hoa, hoặc từ túi bào tử đực tới noãn trong cùng một cây thực vật hạt trần (lưỡng tính).
- Một số loài cây có các cơ chế để đảm bảo việc tự phối, ví dụ như hoa không mở ra (thụ phấn ngậm), hoặc nhị hoa di chuyển để tiếp xúc với đầu nhụy.
* Hoa giao phấn là những hoa có hạt phấn từ hoa này đi thụ phấn cho hoa khác.
2. Các loài hoa tự thụ phấn, giao phấn
- Cả hai loài lưỡng tính và loài có hoa phân tính cùng gốc đều có khả năng tự thụ phấn dẫn tới tự phối trừ phi có tồn tại cơ chế để tránh tình huống ấy. Thực vật tự thụ phấn bao gồm một vài loại lan, và hoa hướng dương. Bồ công anh có cả khả năng tự thụ phấn lẫn giao phấn.
- Hoa giao phấn có thể là hoa đơn tính hoặc là hoa lưỡng tính, có nhị và nhụy chín không cùng lúc.
3. Ưu điểm của tự thụ phấn
- Đầu tiên, nếu như một cấu trúc di truyền nhất định phù hợp với một môi trường, tự thụ phấn giúp giữ đặc tính này ổn định trong loài. Không bị phụ thuộc vào các tác nhân giúp thụ phấn cho phép sự tự thụ phấn diễn ra khi không có ong và gió.
- Tự thụ phấn cũng là một ưu điểm khi số lượng hoa nhỏ hoặc bi phân bố rộng. Trong quá trình tự thụ phấn, hạt phấn không bị truyền từ hoa này sang hoa khác. Do đó ít phung phí phấn hoa hơn. Đồng thời, nó cũng không phụ thuộc vào bất cứ thứ trung chuyển bên ngoài nào. Thực vật phát triển theo cách này không thể thay đổi đặc tính của mình và do vậy các đặc tính của loài có thể được duy trì. Bằng cách này, một loài có thể giữ nguyên sự thuần chủng.
4. Nhược điểm
- Nhược điểm của sự tự thụ phấn nằm ở sự thiếu sự thay đổi, khiến cho thực vật không thể thích ứng được với môi trường thay đổi hoặc sự tấn công của mầm bệnh tiềm ẩn.
- Tự thụ phấn có thể dẫn tới suy thoái do nội phối gây ra bởi sự bộc lộ các đột biến lặn có hại, hoặc dẫn tới việc giảm sức khỏe của loài, bị gây ra bởi việc phối các cây liên quan. Đây là lý do nhiều loài hoa có khả năng tự thụ phấn đã có những cơ chế từ bên trong nhằm ngăn chặn khả năng đó, hoặc biến nó thành lựa chọn thứ hai.
- Các khiếm khuyết về mặt di truyền trong các loài thực vật tự thụ phấn không thể bị xóa sổ bởi tái tổ hợp di truyền và cây con chỉ có thể tránh kế thừa các đặc tính có hại thông qua một đột biến cơ hội nảy sinh trong một giao tử.
5. Ví dụ
- Sự tự thụ phấn ở các cây như: Đậu hà lan, Mít, ...
- Giao phấn: Cây ngô, mướp, hoa cúc, bí đỏ,…
-------------------------------
Ngoài Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.