Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hạt gồm những bộ phận nào?

VnDoc xin giới thiệu bài Hạt gồm những bộ phận nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hạt gồm những bộ phận nào?

  1. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
  2. Vỏ, lá mầm, chất dinh dưỡng dự trữ
  3. Vỏ, chồi mầm, phôi
  4. Tất cả đều đúng

Trả lời:

Đáp án A. Hạt gồm 3 bộ phận chính: vỏ hạt, phôi hạt gồm (lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm), chất dinh dưỡng dự trữ

1. Cấu trúc của hạt

Hạt gồm 3 bộ phận chính: vỏ hạt, phôi hạt gồm (lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm), chất dinh dưỡng dự trữ

2. Phân biệt hạt 2 lá mầm và hạt 1 lá mầm

- Hạt của cây hai lá mầm: phôi của hạt có hai lá mầm. Ví dụ: cây lạc, cây bưởi, cây cam, cây mít,..

- Hạt của cây một lá mầm: phôi của hạt có một lá mầm. Ví dụ: cây ngô, cây lúa,...

3. Chức năng của hạt

- Hạt có vài chức năng đối với những thực vật đã tạo ra chúng. Những chức năng chính bao gồm: nuôi dưỡng phôi, phân tán đến chỗ khác, và đưa vào trạng thái tiềm sinh nếu điều kiện bên ngoài không thích hợp. Hạt là hình thức sinh sản chủ yếu. Và hầu hết các loại hạt đều là sản phẩm của sinh sản hữu tính, mà từ đó là sự hòa trộn vật chất di truyền và sự đa dạng về kiểu hình, tùy thuộc vào sự chọn lọc tự nhiên.

4. Quá trình hình thành hạt

Hạt có vài chức năng đối với những thực vật đã tạo ra chúng. Những chức năng chính bao gồm: nuôi dưỡng phôi, phân tán đến chỗ khác, và đưa vào trạng thái tiềm sinh nếu điều kiện bên ngoài không thích hợp. Hạt là hình thức sinh sản chủ yếu. Và hầu hết các loại hạt đều là sản phẩm của sinh sản hữu tính, mà từ đó là sự hòa trộn vật chất di truyền và sự đa dạng về kiểu hình, tùy thuộc vào sự chọn lọc tự nhiên.

5. Sự nảy mầm của hạt

- Sự nảy mầm của hạt là quá trình mà phôi hạt sẽ phát triển thành một cây con. Nó có liên quan đến sự tái kích hoạt quá trình trao đổi chất, dẫn đến sự phát triển và xuất hiện rễ mầm với chồi mầm. Sự xuất hiện của cây con trên mặt đất là giai đoạn tiếp theo trong sự phát triển của thực vật và được gọi là sự hình thành cây con

- Ba điều kiện cơ bản phải tồn tại trước khi sự nảy mầm có thể xảy ra: (1) Phôi phải còn sống, hay còn gọi là "khả năng sống của hạt". (2) Bất kỳ trạng thái tiềm sinh nào cũng phải được vượt qua. (3) Điều kiện môi trường phù hợp phải tồn tại cho sự nảy mầm.

- Các điều kiện ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt:

- Phải xử lý hạt trước khi gieo: cách đơn giản, thông thường và hiệu quả nhất là ngâm nước ấm, ngâm trong dung dịch riêng biệt và có loại lại cần bóc tách vỏ bọc ngoài…

- Đất trồng, giá để gieo trồng: Có những loại cây có thể phù hợp với nhiều loại đất nhưng cũng có những loại khá kén chọn đất gieo trồng. Vì thế, cần chú ý việc chọn đất trồng khi gieo ươm hạt.

- Tính thời vụ: Thường thì mỗi loại cây trồng đều có tính thời vụ, tức là sẽ phát triển tốt nhất trong khoảng thời gian, mùa vụ, nhiệt độ nhất định. Ví dụ có loại cây trồng phù hợp trong mùa xuân ấm áp, có loại lại thích hợp với tiết trời lạnh của mùa đông.

- Yếu tố ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố quan trọng không thể thiếu cho quá trình phát triển của cây bởi cây trồng nào cũng cần quang hợp. Tuy nhiên, mỗi loại rau trồng lại cần một lượng ánh sáng khác nhau. Có loại ưa sáng nhưng cũng có loại ưa bóng râm.

- Nước tưới và dinh dưỡng: Nước và dinh dưỡng là 2 yếu tố không thể thiếu cho sự sinh trưởng phát triển của cây. Nước cung cấp độ ẩm kích thích hạt giống nảy mầm. Nước và phân bón cung cấp nguồn dưỡng chất phong phú để cây phát triển.

- Oxy: Rất cần thiết trong sự nảy mầm để cho sự chuyển hóa (trao đổi chất). Ôxy được sử dụng trong hô hấp hiếu khí, là nguồn năng lượng chính của cây con cho đến khi nó mọc lá. Ôxy là một loại khí trong bầu khí quyển, được tìm thấy trong các khoảng hở của đất trồng; nếu hạt bị chôn quá sâu dưới đất hay đất bị úng nước, hạt giống có thể bị thiếu ôxy. Một số hạt giống có các lớp áo hạt không thẩm thấu được nên ôxy không thể xâm nhập, gây nên sự tiềm sinh vật lý mà sẽ mất đi khi lớp áo hạt bị mòn đủ để hạt trao đổi khí và hấp thu nước từ môi trường.

-------------------------------

Ngoài Hạt gồm những bộ phận nào? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm