Vai trò của vi khuẩn

Chúng tôi xin giới thiệu bài Vai trò của vi khuẩn được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vai trò của vi khuẩn?

Lời giải:

Vi khuẩn có vai trò rất lớn trong tự nhiên và đối với đời sống con người. Những vai trò đó luôn có 2 mặt có lợi và có hại.

I. Vi khuẩn là gì?

- Vi khuẩn hay còn được gọi là vi trùng có tên tiếng Anh là Bacterium. Đây là một nhóm vi sinh vật đơn bào nhân sơ có kích thước siêu nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

- Cấu tạo: vô cùng đơn giản. Chúng chỉ gồm có bộ khung tế bào, ty thể, lục lạp và chưa có nhân tế bào.

- Môi trường sống: vi khuẩn là giới có số lượng đông đảo nhất trong cả sinh giới. Những vi trùng này có mặt ở mọi nơi từ đất, nước, không khí, suối nước nóng. Thậm chí là cả những chất nguy hiểm như chất thải phóng xạ cũng có vi khuẩn.

II. Vai trò

1. Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên?

Để nêu vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên. Chúng ta phải kể đến cả những vai trò “tốt” – tác động tích cực và vai trò “xấu” – tác động tiêu cực.

Tác động tích cực trong thiên nhiên

- Vi khuẩn có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ một cách đáng kinh ngạc. Một số nhóm vi sinh "chuyên hóa" đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các khoáng chất từ một số nhóm hợp chất hữu cơ. Các loại vi khuẩn sau khi phân hủy những vật chất hữu cơ như: xác động thực vật sẽ ngấm vào lòng đất tạo nên chất dinh dưỡng cho đất từ đó góp phần thúc đẩy cây trồng sinh trường tốt. Nếu như trong đất không có vi khuẩn thì đất sẽ bị yếm khí, bạc màu, keo đất và cây trồng không thể phát triển được. Theo ước tính số lượng tế bào vi khuẩn trong một gram đất có thể lên tới 40 triệu và cả triệu tế bào vi khuẩn có trong một mm nước ngọt. Chúng có tác dụng vô cùng quan trọng cho tự nhiên.

+ Ví dụ, sự phân giải cellulose, một trong những thành phần chiếm đa số trong mô thực vật, được thực hiện chủ yếu bởi các vi khuẩn hiếu khí thuộc chi Cytophaga.

+ Các vi khuẩn có khả năng phân hủy hydrocarbon trong dầu mỏ thường được dùng để làm sạch các vết dầu loang.

- Nếu như không có vi khuẩn thì lượng lá khô sau khi rơi xuống đất sẽ ở nguyên đó mà không bị thối, mục,… Xác động vật chết sẽ chất đống lại mà không hề bị hủy,… Điều đó sẽ khiến cho không gian thêm chật chội.

- Trong đất, các vi sinh vật sống trong nốt rễ (rhizosphere) biến nitơ thành ammoniac bằng các enzyme của chính mình. Một số khác lại dùng phân tử khí nitơ làm nguồn nitơ (đạm) cho mình, chuyển nitơ thành các hợp chất của nitơ, quá trình này gọi là quá trình cố định đạm.

Tác động tiêu cực trong thiên nhiên

- Bên cạnh những ưu điểm như đã kể ở trên thì những loại vi khuẩn này cũng mang lại không ít những tác hại cho thiên nhiên. Tiêu biểu nhất cũng chính là khả năng phân hủy của mình. Cụ thể như trong nông nghiệp, việc phân hủy vật chất hữu cơ sẽ khiến cho nông sản bị hư hại. Nếu như chúng ta để của cải, khoai tây, rau củ,… lâu ngày dưới đất sẽ khiến chúng bị hư thối.

- Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể kết hợp với các tác nhân khác như nước, độ ẩm,… làm hỏng hóc các sản phẩm sản xuất từ công nghiệp, han gỉ máy móc,…

2. Vai trò của vi khuẩn đối với con người?

Lợi ích của vi khuẩn với cơ thể người

- Vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa có vai trò chính trong việc giúp con người hấp thu các chất dinh dưỡng. Những vi khuẩn này sẽ phá vỡ cấu trúc vững chắc của các loại đường phức tạp để dễ dàng hấp thụ.

- Lợi khuẩn này cũng ngăn ngừa bệnh bằng cách “chiếm đóng” những nơi mà hại khuẩn muốn bám vào thậm chí là tấn công lại các hại khuẩn.

- Vi khuẩn, cùng với nấm men và nấm mốc, được dùng để chế biến các thực phẩm lên men như phô-mai, dưa chua, nước tương, dưa cải bắp (sauerkraut), giấm, rượu, và yoghurt. Một số chúng còn có tác dụng bảo quản thực phẩm.

- Sử dụng công nghệ sinh học, nhiều vi khuẩn được dùng vào dược phẩm để chế tạo ra những loại thuốc chữa bệnh cho con người như insulin, hay để cải thiện sinh học đối với các chất thải độc hại.

- Sự hiện diện của các vi khuẩn cộng sinh trong ruột già giúp ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại.

Tác động của hại khuẩn đối với con người

- Bên cạnh những lợi khuẩn, phần lớn vi khuẩn có tác động tiêu cực cho con người. Một số vi khuẩn là tác nhân gây bệnh (pathogen) và gây ra bệnh uốn ván (tetanus), sốt thương hàn (typhoid fever), giang mai (syphilis), tả (cholera), bệnh lây qua thực phẩm (foodborne illness) và lao (tuberculosis). Nhiễm khuẩn huyết (sepsis), là hội chứng nhiễm khuẩn toàn cơ thể gây sốc và giãn mạch, hay nhiễm khuẩn khu trú (localized infection), gây ra bởi các vi khuẩn như streptococcus, staphylococcus, hay nhiều loài Gram âm khác. Một số nhiễm khuẩn có thể lan rộng ra khắp cơ thể và trở thành toàn thân (systemic).

- Vi trùng cũng làm hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, dễ nhiễm bệnh hơn, sức khỏe yếu.

- Các vết thương hở trên người rất dễ bị nhiễm trùng. Do vi khuẩn xâm nhập nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng.

-------------------------------

Ngoài Vai trò của vi khuẩn đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
2 366
Sắp xếp theo

Môn Sinh học lớp 6

Xem thêm