Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn?

Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn?

Câu hỏi: Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn?

Trả lời:

Đặc điểm của nấm giống vi khuẩn:

- Tế bào đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ.

- Đều có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.

1. Mốc trắng

Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng

- Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.

- Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh

- Mốc sinh sản sản vô tính bằng bào tử

- Nấm mốc trắng có các bụi phấn trắng và hơi lẫn sợi màu xanh

- Nấm mốc trắng xuất hiện trên bề mặt vỏ ngoài của hoa quả, có thể rửa sạch để loại bỏ chúng. Những sợi mốc xuất hiện trên thực phẩm khiến chúng bị hỏng, có vị hơi đắng.

- Theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp Mỹ, khi bề mặt vỏ hoa quả xuất hiện lớp mốc trắng, nên loại bỏ ít nhất một lớp thịt quả dày hơn so với việc gọt vỏ thông thường để đảm bảo hương vị và chất lượng của hoa quả. Trong khi đó, các loại thịt, xúc xích, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc… khi đã bị nấm mốc thì nên bỏ đi để tránh ngộ độc thực phẩm do thành phần thịt dễ bị biến đổi do nấm mốc.

- Mốc xuất hiện trên bề mặt thức ăn có cấu trúc phức tạp dưới dạng một vùng trắng hoặc xanh lá cây. Trong khi sự phát triển của mốc thực chất là một loại nấm có đầy đủ bộ phận rễ, thân và bào tử.

- Bộ phận rễ của mốc mọc khá sâu, thường không thể nhìn thấy bằng mắt. Phần thân và bảo tử là những gì bạn nhìn thấy trên thức ăn bị hỏng. Các bào tử có thể phát tán trong không khí, làm lây lan sang những thực phẩm bên cạnh.

Tác dụng của nấm mốc trắng

Bên cạnh những loại nấm mốc có hại cho sức khoẻ, một loại nấm mốc được biết đến nhiều nhất có lợi tên khoa học là penicillium notatum được dùng để chiết xuất ra thuốc kháng sinh penicillin, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm ngày nay.

Ngoài ra, loại nấm mốc penicillium camemberti này còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Xịt mốc penicillium camemberti lên các miếng phomat camembe và nuôi mốc penicillium camemberti phát triển dày đặc xung quanh miếng phomat thành một vòng trắng xoá. Khi penicillium trên miếng phomat chuyển bề mặt miếng phomat camembe thành một màu trắng pha xanh lục, sẽ thu được một loại pho mát đặc trưng của Anh - đó là phomat roqueforti. Khi ăn, người ta sẽ loại bỏ lớp pho mát đã bị mọc mốc bên ngoài và sử dụng phần pho mát bên trong.

Tại Hampshire (Anh), loại nấm mốc này còn được dùng để xản xuất hai loại phomat khác. Ngoài ra, mốc còn được thêm vào một số loại sữa trong quá trình chế biến phomat.

Một trong những loại mốc được ứng dụng trong sản xuất rượu vang là mốc Botrytis Cinerea. Những quả nho sau khi thu hoạch sẽ được kích thích làm chín bằng mốc botrytis cinerea, cách này có tác dụng làm giảm lượng nước và tăng vị ngọt của nho khiến rượu vang nhanh lên men và có hương vị đặc trưng hơn.

Một vài loại nấm khác
- Mốc rượu: màu trắng, dùng để làm rượu

- Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi

- Mốc tương: màu vàng hoa cau, dùng để làm tương

Nấm men, nấm mốc có hình dạng như thế nào?

Nấm men là sinh vật đơn bào với hình dạng: hình cầu, hình bầu dục, một số loại có hình que, có thể có hình dạng khác. Nấm men sinh sản bằng phương pháp nảy chồi, tuy nhiên có loại tế bào con không rời khỏi cơ thể mẹ và lại tiếp tục nảy chồi. Vì vậy nó có hình thái giống cây xương rồng khi quan sát dưới kính hiển vi. Nấm mốc là sinh vật đa bào, cấu tạo dạng sợi phân nhánh, phát triển nhanh tạo thành đám sợi chằng chịt.

2. Nấm rơm

Cấu tạo nấm rơm gồm hai phần:

- Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng: Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân và không có chất diệp lục.

- Phần mũ nấm là cơ quan sinh sản: Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử.

Công dụng của nấm rơm:

Ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư

- Nấm rơm giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Nó chứa beta-glucan và acid linoleic liên hợp có tác dụng gây ung thư.

- Acid linoleic giúp giảm tác động của hormone estrogen, vì khi hormone estrogen quá cao sẽ có cơ hội làm tăng nguy cơ ung thư vú. Beta-glucans cũng sẽ ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong ung thư tuyến tiền liệt.

Hàm lượng selen trong nấm còn có tác dụng ức chế và làm giảm số lượng tế bào ung thư.

Giảm mức cholesterol

Nấm chứa nhiều protein, không chứa chất béo xấu và hàm lượng carbohydrate thấp. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ, enzyme và hàm lượng protein cao có thể đốt cháy cholesterol trong hệ tiêu hóa.

Tăng sức bền cho cơ thể

Nấm chứa ergothioneine được coi là một chất chống oxy hóa mạnh chứa trong nấm và có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.

Hàm lượng này sẽ làm giảm nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn,... Nó cũng có thể giúp chữa lành vết loét hoặc vết thương.

Tốt cho bệnh tiểu đường

Nấm bao gồm insulin tự nhiên tốt cho bệnh tiểu đường, nấm ít chất béo và carbohydrate. Nó được coi là rất tốt cho gan, tuyến tụy và các tuyến nội tiết khác của bạn, có thể làm tăng sự hình thành insulin với số lượng thích hợp.

Hàm lượng kháng sinh trong nấm rất tốt để tránh nhiễm trùng do vết thương do tiểu đường gây ra.

Giảm các gốc tự do

Ngoài các flavonoid nổi tiếng trong việc khắc phục các gốc tự do, selen cũng là một trong những lựa chọn để khắc phục và làm giảm các gốc tự do. Selen trong nấm giúp cơ thể tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Nấm rơm có hàm lượng khoáng chất bổ sung cao; một trong số đó là kali và đồng. Chúng ta biết rằng đồng có đặc tính chống vi khuẩn, giữ cho các cơ quan nội tạng của chúng ta tránh khỏi sự tấn công của bệnh do vi khuẩn gây ra.

Được hỗ trợ bởi hàm lượng kali cao, điều này rất tốt cho việc duy trì chức năng của các mạch máu của chúng ta. Kết quả là chức năng của tim sẽ được duy trì tốt nhất.

Đặc tính điều hòa miễn dịch

Nấm rơm chứa một loại protein được gọi là Fip-vvo có đặc tính điều hòa miễn dịch và bảo vệ khỏi các bệnh mãn tính khác nhau. Hơn nữa, lectin có trong nấm rơm cũng có hoạt tính điều hòa miễn dịch.

Đặc tính kháng khuẩn

Nấm rơm là một nguồn giàu tannin, flavonoid, triterpenoids, anthraquinones và alkaloid có tác dụng chống lại các vi khuẩn khác nhau như Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa và Streptococcus pyogenes.

-------------------------------

Ngoài Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm