Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật

Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật?

Trả lời:

sơ đồ cấu tạo tế bào

Ghi chú:

  1. Vách tế bào
  2. Màng sinh chất
  3. Chất tế bào
  4. Nhân
  5. Không bào
  6. Lục lạp
  7. Vách tế bào bên cạnh

1. Tế bào thực vật là gì?

- Mỗi cơ thể động, thực vật đều bao gồm những thể tồn tại hoàn toàn độc lập, riêng rẽ và tách biệt được gọi là tế bào.

- Mỗi một tế bào bất kỳ của một cơ thể sinh vật đa bào đều có khả năng để phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh. Mang đặc tính chứa đầy đủ toàn bộ lượng thông tin di truyền cần thiết của cả sinh vật đó, mỗi tế bào riêng rẽ của một cơ thể đa bào nếu gặp điều kiện thích hợp thì có thể phát triển thành một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh.

- Tế bào cực kì đa dạng, khác nhau về hình thái, kích thước, cấu trúc và cả chức năng.

2. Cấu tạo của tế bào thực vật

Tế bào thực vật cũng như tế bào động vật, trong đa số trường hợp đều có một cấu trúc rõ rệt, có nghĩa là nó luôn được tạo nên từ một số thành phần. Sơ đồ cấu tạo của tế bào thực vật:

Cấu tạo của tế bào thực vật

sơ đồ cấu tạo tế bào

Trong đó:

  1. Vách tế bào (màng cellulose);
  2. Phiến giữa pectin;
  3. Gian bào;
  4. Sợi liên bào;
  5. Màng nguyên sinh chất;
  6. Màng không bào;
  7. Không bào;
  8. Chất tế bào;
  9. Giọt dầu;
  10. Ti thể;
  11. Lục lạp;
  12. Hạt trong lục lạp;
  13. Hạt tinh bột;
  14. Nhân;
  15. Màng nhân;
  16. Hạch nhân;
  17. Lưới nhiễm sắc của nhân

Trên tiêu bản cắt ngang, qua vùng mô phân sinh ngọn rễ, các tế bào mô phân sinh có đường kính khoảng 20 – 30 μm, xếp xít vào nhau, cách nhau bởi một vách mỏng pecto-cellulose. Phía trong vách là thể nguyên sinh (bao gồm chất tế bào, nhiều thể sống nhỏ như thể tơ, thể ribo, thể golgi, thể lạp, không bào, những thể vùi không ưa nước dưới dạng những giọt dầu, tinh bột, tinh thể) và nhân với một hay hai hạch nhân. Chất nguyên sinh, các thể sống nhỏ và nhân là những phần sống còn không bào, thể vùi và vách tế bào là phần không sống.

3. Hình dạng và kích thước tế bào

- Các cơ quan của thực vật (rễ, thân, lá, …) đều có cấu tạo từ tế bào.

- Hình dạng: tế bào có nhiều hình dạng khác nhau như hình nhiều cạnh, hình trứng, hình sao, …

- Kích thước:

+ Ví dụ:

STT

Tế bào

Chiều dài (mm)

Đường kính (mm)

1

Tế bào sợi gai

550

0.04

2

Tế bào tép bưởi

45

5.5

3

Tế bào thịt quả cà chua

0.55

0.55

4

Tế bào mô phân sinh ngọn

0.001- 0.003

0.001 – 0.003

+ Kích thước tế bào rất khác nhau: đa số có kích thước rất bé ta phải quan sát bằng kính hiển vi mới có thể nhìn thấy (trừ tép chanh, tép bưởi, …).

4. Mô

Các loại mô:

- Nhận xét:

+ Các tế bào của cùng một mô thì có hình dạng, cấu tạo giống nhau.

+ Các tế bào ở các mô khác nhau thì khác nhau về hình dạng và cấu tạo.

- Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng riêng. Ví dụ: mô che chở, mô phân sinh, mô mềm, mô nâng đỡ, mô dự trữ, …

5. Những điểm giống và khác giữa tế bào thực vật và động vật

Điểm giống nhau:

Tế bào thực vật và động vật cũng có nhiều bào quan chung, bao gồm nhân, màng tế bào (gọi là màng sinh chất ở động vật) lưới nội chất, ti thể và tế bào chất, cũng như một số bào quan khác.

Điểm khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật

Tế bào thực vật có chứa một số chất mà không tồn tại trong tế bào động vật gồm:

Tế bào thực vật chứa lục lạp

Không giống như tế bào động vật, tế bào thực vật có thể hấp thu năng lượng của Mặt trời, chuyển hóa thành đường và sử dụng.

Cơ quan chịu trách nhiệm cho việc này là lục lạp. Lục lạp có chứa chất diệp lục, sắc tố màu xanh lá cây mang lại màu sắc cho lá và hấp thụ năng lượng ánh sáng.

Tế bào thực vật chứa không bào

Hầu hết các tế bào thực vật trưởng thành, không bào lớn chiếm hơn 30% thể tích của tế bào. Vào những thời điểm và điều kiện nhất định, không bào chiếm tới 80% thể tích của tế bào. Không bào có chức năng lưu trữ chất thải và nước.

Tế bào thực vật có thành tế bào

Có lẽ sự khác biệt đặc trưng giữa tế bào thực vật và động vật là sự hiện diện của thành tế bào. Thành tế bào cung cấp sức mạnh và hỗ trợ cho cây trồng, giống như bộ xương ngoài của côn trùng.

Thành tế bào thực vật chủ yếu được tạo thành từ các phân tử cacbohydrat xenlulo và lignin.

-------------------------------

Ngoài Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm