Rêu và cây dương xỉ cây nào có cấu tạo phức tạp hơn
Rêu và cây dương xỉ cây nào có cấu tạo phức tạp hơn được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Rêu và cây dương xỉ cây nào có cấu tạo phức tạp hơn
Giới thiệu về cây rêu và cây dương xỉ
Cây dương xỉ có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới. Đây là loại cây thân thảo, xanh quanh năm, sống lâu năm với chiều cao khoảng 20-50cm. Ngoài ra, loại cây này có thân bò lan hoặc thân rễ với phần cuống lá chứa nhiều vảy màu nâu cứng. Dương xỉ có nhiều lõi với nhiều dạng lá khác nhau, thường mọc ở các bìa rừng, vùng núi đá, hoặc ngay cả là sống phụ thuộc trên những vị trí ẩm ướt của cây trong rừng nhiệt đới và cận nhiệt. Lá dương xỉ dạng lá chét, lá kép đỉnh hơi tròn với nhiều mép khía dạng tai bèo hoặc viền có rang cưa ngắn, thương không có long. Lá lược khi trồng ở bóng râm, có màu xanh xỉn, trồng ở nơi nhiều nắng thì lá chuyển màu xanh sang màu lá cây sang hoặc hơi vàng. Hơn nữa, lá lược trưởng thành ở phía dưới có các đốm nâu bầu dục hoặc hình tròn. Đây chính là những ổ túi bào tử được bảo vệ bởi vỏ áo có hình bầu dục. Bầu tử được phát tán nhờ nước và gió. Cây có nhiều lá trông xum xuê với màu xanh đầy sức sống và đẹp mắt.
Một điểm nổi bật là rêu nói chung nằm ở trạng thái thể giao tử. Điều này có nghĩa là thông thường chúng là các thể giao tử đón bội, với cấu trúc lương bội duy nhất là túi bào tử theo mùa. Đặc biệt, kết quả là giới tính của rêu rất khác biệt giữa nhóm này với nhóm khác. Một số loại rêu có thể là đơn tính cùng hay khác gốc, phụ thuộc vào các điều kiện môi trường trong khi một số khác chỉ có một kiểu giới tính.
Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ
Để trả lời cho câu hỏi này, đầu tiên phải nói về hình dáng cũng như cấu tạo của của cây rêu. Thứ nhất, đặc điểm không thể bỏ qua đó là cây rêu không có rễ chính thức. Ở đây rễ của cây rêu được gọi là rễ giả. Mặc dù, cây rêu có nhiều phân loại, một số đã có lá và thân nhưng nhìn chung vẫn chung một cấu tạo đơn giản. Cụ thể là gồm thân nhưng không phân nhánh, lá và rễ. Nổi bật là một số loại mang cả túi bào tử và ở cây rêu chưa có mạch dẫn, chưa có hoa cũng như chưa có rễ chính thức. Rễ giải hấp thụ nước bằng hành động mao dẫn. Khi đó nước di chuyển lên giữa các sợi của rễ giả và không qua từng cái như trong rễ chính thức.
Điều này được lý giải vì thân và lá chứa mạch dẫn nên cây rêu cần tiếp xúc với chỗ ẩm ướt cũng như nước thì nó mới sinh sống và phát triển được. Cuối cùng vì cây rêu được sinh sản bởi nước. Bởi vì bị thiếu rễ chính thức cùng các mạch dẫn trên thân nên cây rêu không thể hấp thụ nước và các chất khoáng từ rễ để lưu thông khắp thân. Chính vì thế, nó phải hấp thụ bằng cách tiếp xúc qua bề mặt. Hơn nữa, nó cần sống ở nơi ẩm ướt dù ở trên cạn và sinh sống thành từng đám. Ngoài ra, cấu tạo đơn giản này cũng bởi vì kích thước của cây rêu khá nhỏ, chỉ khoảng 1cm.
Tiếp theo, đối với cây dương xỉ, cơ quan sinh dưỡng là túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá có màu xanh khi lá non còn màu nâu khi lá già. Cấu tạo gồm túi bào tử có cơ vòng, với màng tế bào dày lên rất rõ, giải phóng các bào tử khi chin. Ngoài ra,mặt dưới lá dương xỉ cũng chứa các túi bào tử. Rễ dương xỉ là rễ chùm, gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, thường mọc tủa ra từ gốc thân thành một chùm. Đặc biệt, thân có màu nâu, có phủ những lông nhỏ. Lá ở mặt dưới có màu xanh đến màu đậm. Lá non đầu thượng cuộn tròn lại.
Vật, qua phân tích trên có thể thấy rằng, cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn cây rêu. Khác với cây rêu cấu tạo bên trong của dương xỉ đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển. Đặc biệt, dương xỉ là thực vật thuộc nhóm quyết đã có rễ, thân , lá thực sự.
So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ
Giống nhau:
Đều có rễ, thân, lá là cơ quan sinh dưỡng
Khác nhau:
+ Rêu chỉ có rễ giả nhưng dương xỉ đã có rễ thật
+ Rêu chưa có mạch dẫn nhưng dương xỉ đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển
+ lá rêu là kiểu lá đơn, lá dương xỉ là kiểu lá kép hình lông chim, mặt dưới lá có chứa các túi có bào tử
Vậy cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ phức tạp hơn cơ quan sinh dưỡng của rêu
-------------------------------
Ngoài Rêu và cây dương xỉ cây nào có cấu tạo phức tạp hơn đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.