Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thổ nhưỡng là gì?

Thổ nhưỡng là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Thổ nhưỡng là gì?

  1. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, được hình thành từ quá trình phong hóa đá.
  2. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
  3. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.
  4. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

Giải thích:

Thổ nhưỡng thực chất là một lớp vật chất tơi xốp ở trên bề mặt lục địa hay nói cách khác thổ nhưỡng chính là đất. Thổ nhưỡng có đặc trưng là độ phì nhiêu. Trong đó độ phì được hiểu là khả năng cung cấp nước, nhiệt độ, và không khí; cùng các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự phát triển của thực vật.

1. Đặc điểm của thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng có gốc từ Hán Việt có nghĩa là đất mềm, xốp và có thể canh tác và trồng trọt được. Vậy nhưng trong ngành nông nghiệp và sinh học định nghĩa rằng – thổ nhưỡng chỉ là lớp đất mềm, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng trong đất. Thổ nhưỡng là nơi mà thực vật có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Nhắc đến thổ nhưỡng chính là nói về độ phì nhiêu của nó. Để đánh giá được độ phì nhiêu của đất ta cần đánh giá các tiêu chí sau:

- Khả năng đất đó có thể cung cấp nước, nhiệt độ hay không khí

- Khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng khác cho thực vật.

Thổ nhưỡng gồm 2 thành phần chính:

- Thành phần khoáng

+ Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.

+ Gồm: Những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau.

– Thành phần hữu cơ

+ Chiếm một tỉ lệ nhỏ.

+ Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.

+ Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen.

- Ngoài ra, trong đất còn có nước và không khí.

- Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành thổ nhưỡng

Khí hậu

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành thổ nhưỡng mà ta không thể không nhắc đến. Đó chính là đất. Chúng là nhân tố Trực tiếp là nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy thành đá mẹ. Chúng ảnh hưởng đến việc hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong đất. Tạo môi trường phát triển cho sinh vật.

Sinh vật

Thổ nhưỡng là gì? những yếu tố góp phần hình thành nên thổ nhưỡng mà chúng ta không thể quên đó chính là sinh vật. Sinh vật là yếu tố Đóng vai trò chủ đạo, quyết định đến việc hình thành đất. Nhờ có sinh vật mà đất có được độ phì.

Con người

Yếu tố cuối cùng hình thành nên tính chất thổ nhưỡng đó chính là con người. Chính sự hoạt động sản xuất của con người. Mà đất dần biến đổi tính chất so với tính chất nguyên sơ ban đầu.

Đá mẹ

Nhắc đến Thổ nhưỡng là gì? Những yếu tố nào hình thành nên thổ nhưỡng. Thì không thể không nhắc đến yếu tố đá mẹ. Vai trò của chúng là cung cấp chất vô cơ cho đất. Do đó chúng quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật và ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất lí – hóa của đất.

Địa hình và thời gian

Địa hình là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hình thành đất và bề dày. Ngoài ra địa hình còn góp phần tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao. Thời gian là yếu tố ảnh hưởng tới khả năng và cường độ tác động của các nhân tố hình thành đất, tính chất triệt để trong việc hình thành đất.

3. Vai trò của thổ nhưỡng đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người

- Là nơi cư trú và tiến hành mọi hoạt động sản xuất và đời sống của con người (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp):

- Trong nông - lâm nghiệp: đất để canh tác cây lương thực, thực phẩm; cây công nghiệp, trồng rừng...

- Trong công nghiệp và đời sống: mặt đất là nơi xây dựng các cơ sở sản xuất, nhà máy, các công trình cơ sở vật chất kĩ thuật - cơ sở hạ tầng...

-------------------------------

Ngoài Thổ nhưỡng là gì? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm