Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Rêu sinh sản theo hình thức nào?

VnDoc xin giới thiệu bài Rêu sinh sản theo hình thức nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Rêu sinh sản theo hình thức nào?

  1. Sinh sản bằng bào tử
  2. Sinh sản bằng hạt
  3. Sinh sản bằng cách phân đôi
  4. Sinh sản bằng cách nảy chồi

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Rêu sinh sản bằng bảo tử.

Từ túi bào tử mở nắp rơi các bào tử ra và nảy mầm thành cây rêu con

1. Định nghĩa

- Rêu là từ chung để gọi một nhóm trong thực vật có phôi (Embryophyta) mà không phải là thực vật có mạch. Nó cũng là một phần của thực vật không mạch khi coi tảo lục cũng thuộc về giới thực vật và là toàn bộ thực vật không mạch khi coi tảo lục thuộc nhóm sinh vật nguyên sinh. Rêu có các mô và các hệ thống sinh sản, nhưng không có mô mạch để lưu thông các chất lỏng.

2. Phân loại rêu

- Theo truyền thống, tất cả các thực vật đất liền còn sinh tồn mà không có mô mạch từng được phân loại trong một một nhóm phân loại, thông thường là một ngành. Sau đó, nghiên cứu phát sinh chủng loài đã đặt câu hỏi về việc rêu có phải là một nhóm đơn ngành hay không. Nghiên cứu năm 2005 hỗ trợ cho quan điểm truyền thống cho rằng rêu là nhóm đơn ngành.

- Tuy nhiên vào khoảng năm 2010 thì nhiều nhà hệ thống học nhận thấy rêu không là một nhóm tốt theo quan điểm của phát sinh chủng loài, do nó không là một nhóm đơn ngành mạc dù cả 3 nhóm còn sinh tồn đều là đơn ngành. Chúng là rêu tản, rêu sừng và rêu "thật sự", khi được coi là bậc phân loại ở cấp ngành thì danh pháp tương ứng là Marchantiophyta, Anthocerotophyta và Bryophyta. Thực vật có mạch hay Tracheophyta tạo thành nhánh thứ tư, không phân hạng của thực vật đất liền, gọi là "Polysporangiophyta" (thực vật nhiều túi bào tử).

- Trong các phân tích đề cập tại đây thì rêu sừng là chị em với thực vật có mạch còn rêu tản là chị em với nhánh chứa toàn bộ phần còn lại của thực vật đất liền, bao gồm cả rêu "thật sự", rêu sừng và thực vật nhiều túi bào tử. Các nghiên cứu phát sinh chủng loài tới nay vẫn tiếp tục tạo ra các kết quả mâu thuẫn. Cụ thể, các nghiên cứu dựa vào trình tự gen gợi ý rằng rêu là nhóm cận ngành, trong khi các nghiên cứu dựa theo dịch mã amino acid của chính các gen đó lại gợi ý rằng rêu là nhóm đơn ngành. Một nghiên cứu năm 2014 kết luận rằng các thiên lệch thành phần chịu trách nhiệm cho các khác biệt này và rằng rêu là nhóm đơn ngành.

3. Môi trường sống của rêu

- Rêu sống ở những chỗ ẩm ướt quanh nhà, quanh lớp học, nơi chân tường hay bờ tường, trên đất hay trên thân các cây to…

4. Quan sát cây rêu

- Rêu có thân, lá thật nhưng cấu tạo vẫn đơn giản, thân không phân nhánh.

- Rễ giả có chức năng hút nước.

- Rêu chưa có mạch dẫn và chưa có hoa.

- Rêu ở trên cạn nhưng lại chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì:

+ Rêu chưa có rễ chính thức.

+ Thân và lá chưa có mạch dẫn.

+ Rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn còn đơn giản:

+ Thân ngắn, không phân nhánh.

+ Lá nhỏ, mỏng.

+ Rễ giả có khả năng hút nước.

+ Thân và lá chưa có mạch dẫn.

5. Túi bào tử và sự phát triển của rêu

- Rêu sinh sản bằng bào tử.

- Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử nằm ở ngọn cây rêu.

- Quá trình phát triển:

Cây rêu mang túi bào tử → Túi bào tử mở nắp và các bào tử rơi ra → Bào tử nảy mầm thành cây rêu con.

6. Vai trò của cây rêu

- Rêu góp phần vào việc tạo thành chất mùn.

- Một số loài dùng làm phân bón, làm chất đốt.

- Rêu cung cấp thông tin về việc phân loại, đặc điểm cấu trúc, lịch sử tự nhiên, sinh thái học và các mối quan hệ tiến hóa của thực vật. Mặc dù rêu có tầm vóc nhỏ nhưng rêu luôn đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái trên cạn khác nhau. Rêu góp phần quan trọng trong quá trình phong hóa đá hình thành đất. Rêu là một phần của chuỗi thức ăn trên cạn. Len lỏi khắp mọi nơi, rêu là “kẻ” tận dụng tốt nhất những phần còn lại của ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất, rêu đóng góp không ngừng nghỉ vào dưỡng khí….

-------------------------------

Ngoài Rêu sinh sản theo hình thức nào? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm