Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?

VnDoc xin giới thiệu bài Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?

Lời giải:

Tế bào thực vật gồm những thành phần:

- Vách tế bào (chỉ có ở tế bào thực vật): quy định và duy trì hình dạng tế bào.

- Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào.

- Chất tế bào: dạng keo lỏng, bên trong chứa các bào quan (lục lạp, không bào, ribôxôm, …).

- Nhân: điều khiển hoạt động sống của tế bào.

1. Tế bào thực vật là gì?

- Mỗi cơ thể động, thực vật đều bao gồm những thể tồn tại hoàn toàn độc lập, riêng rẽ và tách biệt được gọi là tế bào.

- Mỗi một tế bào bất kỳ của một cơ thể sinh vật đa bào đều có khả năng để phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh. Mang đặc tính chứa đầy đủ toàn bộ lượng thông tin di truyền cần thiết của cả sinh vật đó, mỗi tế bào riêng rẽ của một cơ thể đa bào nếu gặp điều kiện thích hợp thì có thể phát triển thành một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh.

- Tế bào cực kì đa dạng, khác nhau về hình thái, kích thước, cấu trúc và cả chức năng.

2. Hình dạng và kích thước tế bào

- Các cơ quan của thực vật (rễ, thân, lá…) đều có cấu tạo từ tế bào.

- Hình dạng: tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình nhiều cạnh, hình trứng, hình sao…

- Kích thước các tế bào thực vật cũng biến đổi rất nhiều ở các loại mô cũng như các loài thực vật khác nhau. Đa số tế bào có kích thước hiển vi, nghĩa là bằng mắt thường không nhìn thấy được, trừ một số tế bào rất lớn như “tép” bưởi, sợi đay, sợi gai. Kích thước trung bình của tế bào mô phân sinh thực vật bậc cao là 10 – 30 micromet (tế bào vi khuẩn vào khoảng vài micromet, đối với virus thì kính hiển vi quang học cực mạnh cũng không phân biệt được).

- Tuy các tế bào có kích thước và hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, khi quan sát dưới kính hiển vi chúng ta đều thấy chúng có cấu tạo cơ bản giống nhau, đều gồm các thành phần chính: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân, ngoài ra còn có không bào, lục lạp và các thành phần khác.

3. Cấu tạo của tế bào

Đặc điểm và chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào

Thành phần

Đặc điểm và chức năng

Vách tế bào (chỉ có ở tế bào thực vật)

Giúp cho tế bào có hình dạng nhất định.

Màng sinh chất

Bao bọc ngoài chất tế bào.

Chất tế bào

Là chất keo lỏng, bên trong chứa các bào quan như lục lạp, … và là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.

Nhân

Thường chỉ có 1 nhân, cấu tạo phức tạo, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Không bào

Chứa dịch tế bào.

Lục lạp

Chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá.

3. Sinh lý học thực vật

- Sinh lý học thực vật là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về chức năng, cấu trúc, quá trình trao đổi chất của tế bào thực vật.

- Đó là những quá trình cơ bản xảy ra hàng ngày trong cơ thể tế bào thực vật như hô hấp, quang hợp, tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, các nhà khoa học nghiên cứu về sinh lý học thực vật cũng quan tâm đến tính hướng đất và hướng sáng của thực vật, quá trình nảy mầm của hạt giống, chức năng ngủ nghỉ tế bào và khả năng mở đóng khí khổng.

4. Công nghệ tế bào thực vật

- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn:

+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo

+ Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh

- Ứng dụng

+ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng

+ nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng

+ Nhân bản vô tính ở động vật

- Với ưu điểm sau, công nghệ tế bào có thể ngành phát triển mạnh mẽ trong tương lai:

+ Tạo số lượng cây lớn trong thời gian ngắn

+ Các cây con giống nhau và giống cây ban đầu

- Triển vọng: Giúp bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

-------------------------------

Ngoài Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm