Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?

VnDoc xin giới thiệu bài Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?

Câu hỏi: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?

  1. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.
  2. Hình thành sấm sét.
  3. Tham gia quá trình quang hợp của cây.
  4. Tham gia quá trình tạo mây.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.

Nitrogen trong không khí cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.

1. Nitrogen là gì?

- Nitơ là một nguyên tố hóa học có ký hiệu N và số nguyên tử 7. Ở nhiệt độ phòng, nó là một loại khí diatomic trong suốt, không mùi. Một dạng khác của Nito là Nito lỏng (liquid nitrogen) khi ở nhiệt độ thấp. Khí Nito tồn tại ở dưới các dạng khác nhau nên sẽ có được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau.

- Nitơ lỏng được sử dụng chủ yếu trong liệu pháp áp lạnh để loại bỏ da bị bệnh. Nitơ lỏng giúp loại bỏ các tổn thương da thông qua hoại tử, kết quả từ sự đóng băng và tan băng của các tế bào. Liệu pháp áp lạnh thường được thực hiện tại văn phòng của bác sĩ. Ngoài ra, nitơ là thành phần rất nổi tiếng trong phân bón và dự trữ năng lượng.

2. Khí Nito

Khái quát về khí nito

- Khí nitơ kí hiệu là N2, tồn tại ở điều kiện thường còn gọi là đạm khí.

- Nitơ cấu tạo nên phân tử khí nitơ là một nguyên tố hóa học nằm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố.

- Nó có ký hiệu N và số nguyên tử của N bằng 7, N2 nguyên tử khối bằng 14.

Dinh dưỡng đạm và quá trình hình thành dinh dưỡng đạm trong tự nhiên

- Dinh dưỡng đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp Đạm (N) cho cây

- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % Nitơ

- Phần lớn thực vật không có khả năng đồng hóa nguyên tố nitơ dưới dạng khí N2 mà chủ yếu dưới dạng muối nitrat.

- Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion NO3 và ion amoni NH4+

- Sự chuyển hoá N2 thành NH3

+ Con đường hóa học

N2 + 3H2 → 2NH3

+ Điều kiện: Nhiệt độ 2000oC – áp suất 200 atm

Nhu cầu và vai trò của N

- Nhu cầu N của hầu hết các loài cây trồng rất cao, trong sản xuất N thường là yếu tố dinh dưỡng giới hạn năng suất. Cây trồng hấp thu N để hình thành các Amino acids, amides, amines, các cấu trúc khung, các hợp chất trung gian như Proteins, chlorophyll, nucleic acids, proteins/enzymes điều hòa các phản ứng sinh hóa

- N là 1 phần tổng hợp cấu trúc diệp lục tố, nên khi thiếu N: lá xanh bẩn, vàng.

- N cũng là thành phần của DNA, RNA

- Chức năng của các Đạm (N) đối với cây trồng

+ Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein.

+ Tăng sinh trưởng và phát triển của các mô sống.

+ Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, cỏ khô làm thức ăn gia súc và protein của hạt ngũ cốc.

Triệu chứng khi thiếu hoặc thừa đạm trên cây trồng

- Khi thiếu đạm: Cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít phát triển, xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Khi thiếu trầm trọng số hoa bị giảm nhiều, năng suất thấp, hàm lượng protein thấp.

- Nếu thừa đạm: Cây sinh trưởng mạnh, ức chế sự ra hoa, tán lá xum xuê, lá mỏng, cây yếu dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công.

Các dạng N cây trồng hấp thu

- Lá hấp thụ trực tiếp NH3. Liều lượng hấp thụ phụ thuộc vào nồng độ ammonia trong không khí, ngòai ra ammonia cũng có thể bay hơi qua lá.

- Phần lớn N được rễ cây hấp thu dưới dạng vô cơ: ion NH4+ (ammonium) và NO3 .

- Tỉ lệ hấp thu 2 ion này phụ thuộc vào điều kiện đất NO3N thường chiếm ưu thế trên đất thoáng khí, nhưng cây hấp thu NH4+ cao ở pH trung tính và NO3 ở pH thấp hơn.

- NO3 di chuyển chủ yếu đền rễ bằng dòng chảy khối lượng, NH4+ không di động, phần lớn di chuyển do khuếch tán, và dòng chảy khối lượng

- Khi cây hấp thu Ammonium vào bên trong không bị khử, do đó bảo tồn năng lượng, nên hàm lượng protein, CH2O trong cây cao hơn so với hấp thu nitrate.

- Do luôn có sự cân bằng điện tích Cation/anion, nên khi cây hấp thu ammonium sẽ giảm hấp thu các cation khác như Ca, Mg, K, nhưng tăng hấp thu các anion như phosphate, sulfate, chloride.

- Cũng do hấp thu dinh dưỡng của rễ là trao đổi ion, nên khi rễ hấp thu ammonium, pH vùng rễ sẽ giảm do rễ giải phóng H+ dễ trao đổi với NH4+

- Khi cây hấp thu Nitrate vào trong, nitrate phải được khử trước khi tổng hợp amino acids. NO3 khử thành NH3. Cũng do cân bằng Cation/anion, nên khi cây hấp thu NO3 sẽ tăng hấp thu Ca, Mg, K, và giảm hấp thu phosphate, sulfate, chloride, và pH vùng rễ sẽ tăng do rễ giải phóng HCO3 (OH)

- Nếu cây hấp thu NH4+ với lượng cao có thể gây độc (NH4+ - NH3)

- Thừa NO3 có thể được tích lũy an tòan trong không bào.

- Cây trồng hấp thu dạng nào nhiều hơn? Phần lớn cây trồng sinh trưởng tốt với sự kết hợp cả 2 dạng N.

- Cây trồng thích ứng với đất chua thường hấp thu nhiều NH4+

- Họ cà sinh trưởng tốt nhất với NO3 cao, cây có nhu cầu cation cao.

-------------------------------

Ngoài Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm