Sau khi thụ tinh bầu nhụy của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành

Sau khi thụ tinh bầu nhụy của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Sau khi thụ tinh bầu nhụy của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành

Câu hỏi: Sau khi thụ tinh bầu nhụy của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành

  1. Hạt chứa noãn
  2. Noãn chứa phôi
  3. Quả chứa hạt
  4. Phôi chứa hợp tử

Lời giải:

Đáp án đúng: C. Sau khi thụ tinh bầu nhụy của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành Quả chứa hạt

Giải thích:

Hình thành hạt: noãn sau khi thụ tinh có những biến đổi

+ Tế bào hợp tử phân chia nhanh → phôi

+ Vỏ noãn → vỏ hạt

+ Phần còn lại của noãn → vỏ hạt (chứa chất dự trữ cho hạt)

* Lưu ý: mỗi noãn được thụ tinh tạo thành 1 hạt → số hạt sẽ phụ thuộc vào số noãn được thụ tinh.

- Tạo quả:

+ Bầu nhụy biến đổi và phát triển thành quả chứa hạt

- Những bộ phận khác của hoa héo dần rồi rụng đi.

- Tuy nhiên, 1 số ít loài cây, ở quả vẫn còn dấu tích của 1 số bộ phận như đài, vòi nhụy. Ví dụ: quả hồng, cà chua, lựu, chuối,...

Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn

– Hạt phấn rơi vào đầu nhụy và hút chất nhầy từ đầu nhụy tiết ra rồi trương lên và nảy mầm thành ống phấn, tế bào sinh dục đực được chuyển đến phần đầu của ống phấn.

– Ống phấn xuyên qua đầu nhụy, vòi nhụy đưa tế bào sinh dục đực tiếp xúc với noãn.

Thụ tinh

Trong quá trình thụ phấn, rất nhiều hạt phấn rơi vào đầu nhụy, cùng nảy mầm thành ống phấn chui vào bầu. Trong bầu có nhiều noãn, mỗi ống phấn sẽ tiếp xúc 1 noãn. Nếu 2 ống phấn cùng tiếp xúc với noãn thì tế bào sinh dục nào tiếp xúc trước sẽ được thụ tinh.

– Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.

– Sinh sản có hiện tượng thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính.

– Sự khác nhau cơ bản giữa sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính:

Sinh sản sinh dưỡng

Sinh sản hữu tính

Không cần có sự thụ tinh và tạo hợp tử

Có hiện tượng thụ tinh tạo thành hợp tử.

Hình thành cây mới từ cơ quan sinh dưỡng

Hình thành cây mới từ cơ quan sinh sản.

Kết hạt và tạo quả

Các bộ phận của hoa

Các bộ phận biến đổi sau khi thụ tinh

Hạt và khả năng nảy mầm của hạt

Hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận, có thể giữ được trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi.

Nhưng nếu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới ít nước thì hạt sẽ nảy mầm. Tuy nhiên, thời gian nảy mầm của các hạt khác nhau là khác nhau

+ Hạt cà phê chỉ còn khả năng nảy mầm sau vài giờ bảo quản

+ Hạt đỗ, lạc, vừng giữ được khả năng nảy mầm sau 7 – 8 tháng bảo quản

+ Hạt sen có thể giữ được khả năng nảy mầm sau nhiều năm bảo quản

+ Ở Ai Cập, các nhà khoa học tìm thấy hạt của những cây lúa mì có tuổi đời cách đây hàng nghìn năm. Khi đem gieo chúng vẫn có khả năng nảy mầm

-------------------------------

Ngoài Sau khi thụ tinh bầu nhụy của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 26
Sắp xếp theo

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm