Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi

Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khái niệm kính hin vi

Là một dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt gồm có nhiều lăng kính với các độ phóng đại khác nhau, có tác dụng làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ mà ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

2. Cấu tạo kính hin vi

Hệ thống giá đỡ gồm:

+ Bệ, thân, Revonve mang vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.

Hệ thống phóng đại gồm:

- Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)

- Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật).

Hệ thống chiếu sáng gồm:

- Nguồn sáng (gương hoặc đèn).

- Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.

- Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.

Hệ thống điều chỉnh:

- Ốc vĩ cấp

- Ốc vi cấp

- Ốc điều chỉnh tụ quang lên xuống

- Ốc điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang

- Núm điều chỉnh màn chắn

- Ốc di chuyển phiến kính mang tiêu bản (trước, sau, trái, phải)

3. Cách sử dụng kính hi

3.1. Các bước chuẩn bị cơ bản

Đặt kính hiển vi trên một bề mặt phẳng sạch sẽ

- Đầu tiên, đặt kính lên một bề mặt phẳng cố định như bàn làm việc. Làm sạch khu vực đặt kính bằng các vật dụng vệ sinh. Kiểm tra nguồn điện để chắc chắn rằng thiết bị của bạn được cung cấp nguồn năng lượng đầy đủ.

- Khi di chuyển, chú ý cầm phần dưới đế kính để tránh làm hỏng các bộ phận khác.

Vệ sinh tay trước khi sử dụng kính hiển vi

- Bàn tay chính là bộ phận làm việc trực tiếp với kính hiển vi. Tay của bạn luôn tiết ra mồ hôi, chúng dễ dàng bám vào các bộ phận quang học hoặc các slide hay các mẫu vật. Điều này có thể làm hỏng vật mẫu hoặc ảnh hưởng đến quá trình sử dụng kính của bạn.

- Trước khi thao tác với kính, bạn nên rửa tay sạch hoặc sử dụng găng tay để tránh dấu vân tay hoặc bụi bẩn ở tay bám vào kính làm ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của kính.

Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp

- Trong khi sử dụng kính hiển vi, hãy chắc chắn rằng bạn duy trì một tư thế cực kỳ thoải mái khi sử dụng. Điều chỉnh tư thế ngồi để phù hợp với quá trình làm việc, tránh bị đau lưng hay mỏi cổ.

- Chọn tư thế ngồi thoải mái nhất, có thể sử dụng ghế có tựa để dễ dàng thư giãn khi quan sát.

3.2. Các bước thao tác với kính hiển vi

Chuẩn bị Slide quan sát, đặt mẫu vật lên bàn tiêu bản

- Lấy mẫu vật quan sát đặt trên slide. Đặt một tấm che ở góc 45 độ với slide giúp mẫu vật nằm ở vị trí chính giữa.

- Đưa slide quan sát hoặc vật mẫu lên bàn đặt tiêu bản.

Điều chỉnh đèn chiếu sáng

- Kính hiển vi thường được trang bị đèn chiếu sáng Led hoặc Halogen. Tùy màu sắc và mức độ của mẫu vật mà bạn điều chỉnh đèn chiếu sáng sao cho phù hợp.

- Lưu ý chỉnh đèn vào đúng vị trí đặt vật mẫu để hình ảnh quan sát thể hiện rõ vật mẫu.

Điều chỉnh Diop kính hiển vi phù hợp

- Đưa độ phóng đại về 0 sau đó điều chỉnh đến mức phóng mà bạn mong muốn. Nó tùy thuộc vào kích thước của vật mẫu và mong muốn quan sát của bạn. Ví dụ, nếu bạn sử dụng kính hiển vi sinh học để quan sát mẫu vật là hoa lá hay côn trùng, độ phóng đại lý tưởng là 40x.

- Thực hiện thao tác một cách chậm để quen với hình ảnh kính mang lại.

4. Lưu ý khi sử dụng kính hiển vi

Để sử dụng tốt kính hiển vi quang học, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

- Tùy thuộc vào kích thước mẫu vật và mục đích quan sát mà bạn nên cân nhắc lựa chọn giữa các dòng kính: soi nổi, kỹ thuật số, sinh học.

- Đảm bảo nguồn điện để hoạt động của kính không bị gián đoạn. Kiểm tra giắc cắm để chắc chắn kết nối không bị lỏng, kính được cung cấp điện đầy đủ.

- Sử dụng theo đúng hướng dẫn để đảm bảo chất lượng quan sát. Bạn không nên dùng sai mục đích vì điều này sẽ làm giảm chất lượng vận hành cũng như hình ảnh quan sát thu được.

- Cần có ghi chú để ghi lại những điều thú vị khi sử dụng kính. Đây là điều nên làm vì nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình báo cáo cũng như xử lý công việc của mình.

- Vệ sinh và bảo quản kính hiển vi đúng cách: Sau khi sử dụng xong, ngắt kết nối với nguồn điện sau đó hãy vệ sinh kính bằng dung dịch chuyên dụng. Chú ý vệ sinh thật sạch bộ phận làm việc chủ yếu của kính đó là thị kính. Bảo quản kính trong tủ kính hoặc bảo quản với túi nilon.

5. Bảo vệ kính hi n vi

- Sử dụng và bảo quản kính hiển vi một cách thận trọng.

- Đặt kính ở nơi khô thoáng, vào cuối ngày làm việc đặt kính hiển vi vào hộp có gói hút ẩm silicagel để tránh bị mốc.

- Lau hệ thống giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch, lau vật kính dầu bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.

- Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng phía trong định kỳ.

-------------------------------

Ngoài Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 85
Sắp xếp theo

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm