Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hoại sinh là gì?

Hoại sinh là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hoại sinh là gì?

Trả lời:

Hoại sinh là sinh vật nhận các chất nuôi dưỡng bằng cách phân giải, hấp thụ những sản phẩm hoặc chất thải của các sinh vật khác đã chết hoặc đang trong quá trình phân giải. Là những sinh vật trong cơ thể không có chất diệp lục (như nấm và một vài loài phong lan ở rừng), hoặc những vi khuẩn trong đất.

1. Vi khuẩn là gì

Vi khuẩn thuộc về loại sinh vật bậc thấp nhất tồn tại gần như ở mọi nơi. Chúng là các vi sinh vật đơn bào vi khuẩn chỉ có một tế bào không có nhân tế bào

Bộ gen của nó chỉ vài trăm cặp base Kilo (Kb) một số cặp base Mega (Mb), so với 3000 Mbs của bộ gen của con người. Kích thước trung bình của chúng bằng một phần 1.000 mm. Một số vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn. Ta không thể thấy chúng bằng kính hiển vi bình thường.

Vi khuẩn có thể được phân làm bốn loại. Một vài vi khuẩn có hình tròn, chúng được gọi là khuẩn cầu. Vi khuẩn có hình que được gọi là khuẩn que, vi khuẩn có hình xoắn gọi là khuẩn xoắn và vi khuẩn có hình dấu phẩy gọi là khuẩn phẩy.

2. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn

Vi khuẩn là những loài sinh vật nhỏ bé, có cấu tạo đơn giản:

- Đơn bào (đứng riêng lẻ hay tập hợp thành từng đám, từng chuỗi).

- Nhiều hình dạng: cầu, que, dấu phẩy hay xoắn.

- Không có thể màu với chất diệp lục.

- Chưa có nhân hoàn chỉnh.

3. Cách dinh dưỡng

- Hầu hết vi khuẩn ko có diệp lục nên ko thể chế tạo được chất hữu cơ mà phải sống nhờ vào chất hữu cơ có sẵn gọi là dị dưỡng (gồm hoại sinh và kí sinh)

+ Vi khuẩn hoại sinh: là những vi khuẩn sống nhờ vào chất hữu cơ có sẵn trong xác động vật thực vật đang phân huỷ

+ Vi khuẩn kí sinh: là những vi khuẩn sống nhờ trên cơ thể sống khác

- Một số ít vi khuẩn có khả năng tự dưỡng

4. Phân bố và số lượng

- Trong tự nhiên nơi nào cũng có vi khuẩn: trong đất, trong nước, trong không khí và trong cơ thể sinh vật

- Vi khuẩn có số lượng loài rất lớn

5. Vai trò của vi khuẩn

a) Vi khuẩn có ích

Vi khuẩn có vai trò trong thiên nhiên và trong đời sống con người:

- Chúng phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng, do đó đảm bảo nguồn vật chất trong tự nhiên.

b) Vi khuẩn có hại

- Vi khuẩn có hại gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng và gây hiện tượng thối rữa làm hỏng thức ăn ô nhiễm môi trường.

Một số bệnh phổ biến do vi khuẩn gây ra

Một vài vi khuẩn rất hữu ích cho con người. Sự chuyển đổi từ sữa sang sữa đông là pho mát được thực hiện bởi vi khuẩn. Chúng làm mục rữa các thực vật chết hoặc động vật chết. Giấm ăn cũng được làm ra nhờ vi khuẩn. Vi khuẩn tạo ra men sử dụng để làm bánh mì và tạo ra các loại thực phẩm, nhuộm màu da súc vật.

Ngược lại, có những vi khuẩn có hại cho con người, chúng sống trong cơ thể con người, đặc biệt là ở đường tiêu hóa đường hô hấp

Bình thường hệ thống miễn dịch của người có thể tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, nhưng không phải tất cả các lần. Khi bạch cầu không thể tiêu diệt vi khuẩn thì chúng gây nhiều thứ bệnh cho con người, động vật và thực vật, chẳng hạn như bệnh sốt thương hàn têtanốt (bệnh phong đòn gánh), bệnh dịch tả bệnh bạch cầu bệnh kiết lị ho gà…

- Bệnh than

- Ngộ độc thịt

- viêm niệu đạo

- Bệnh lậu

- Bệnh phong

- Bệnh giang mai

- Bệnh lao

- Sốt rét

-------------------------------

Ngoài Hoại sinh là gì? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 6, Giải VBT Sinh học lớp 6, Trắc nghiệm Sinh học 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm