Cách bày mâm cúng nhập trạch về nhà mới

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng nhập trạch

Theo quan niệm của ông bà từ xưa đến nay thì mâm cúng nhập trạch là để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, thần tài và thổ địa, táo quân trong ngày về nhà mới. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu cách bày mâm cúng nhập trạch về nhà mới, mời các bạn tham khảo.

1. Cách chuẩn bị mâm cúng nhập trạch

Trong một lễ nhập trạch có 3 công việc quan trọng mà gia chủ nhất định phải quan tâm, đó là sắm lễ, thủ tục và văn khấn. Như vậy, có thể nói việc sắm lễ, chuẩn bị mâm cúng là việc hệ trọng đầu tiên mà gia chủ cần phải làm trong lễ nhập trạch. Mâm cúng được coi là món quà ra mắt của gia chủ đối với thổ địa và gia tiên. Do đó, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến ngày về nhà mới mất đi ý nghĩa.

Theo quan niệm dân gian, mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa và rượu thịt.

Đới với phần ngũ quả, người ta thường sử dụng ít nhất là 5 loại quả trở lên để bày lên đĩa cúng. Ví dụ: nải chuối, xoài, đu đủ, mãng cầu, dừa, dưa hấu... Các trái phải được chọn lựa theo tiêu chí to, đẹp, không bầm, dập, thối. Sau khi rửa sạch phải xếp ngay ngắn lên đĩa theo hình thức phù hợp.

Mâm hương hoa bao gồm: hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đừng muối, gạo, nước trộn lẫn. Hoa tươi có thể linh hoạt chọn loại theo mùa, ví dụ: hoa hồng, hoa ly, hoa cúc... đều được chấp nhận.

Mâm rượt thịt bao gồm: 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc nguyên con, 3 chung trà, 3 chung rượu và 3 điếu thuốc.

Cách bày mâm cúng về nhà mới

2. Nghi lễ nhập trạch

Trước hết, gia chủ cần mang theo một chiếc chiếu đang dùng (nếu bạn dùng nệm thì lấy nệm), một bếp lửa (không dùng bếp điện vì nó sinh nhiệt nhưng không có ngọn lửa), một cái chổi mới, lễ vật… để vào nhà mới. Những thành viên khác trong nhà đi theo sau và mang theo tiền của.

Sau đó, sắp lễ vật lên mâm theo hướng hợp với gia chủ. Đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Kế đến, gia chủ sẽ châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên.

Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gga tiên trước rồi mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà.

Khi đã dọn xong đồ đạc, để gia trang được bình an, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên…

3. Văn khấn lễ nhập trạch

Văn khấn lễ nhập trạch bao gồm 2 phần: là văn khấn thần linh và văn khấn cáo yết gia tiên.

Mời các bạn tham khảo chi tiết tại bài viết: Văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới

Đánh giá bài viết
1 4.057
Sắp xếp theo

Tài liệu Văn hóa và Giải trí

Xem thêm