Cách làm hoa đào nở nhanh, nở chậm đón Tết

Cách làm hoa đào nở nhanh, nở chậm đón Tết giúp cây đào ra hoa đúng Tết, mang lại may mắn, sắc Xuân năm mới cho gia đình.

>>>> Cách giữ hoa tươi lâu trong những ngày Tết

1. Mẹo hãm nếu hoa nở sớm

Hạn chế ánh sáng

Thường thì ánh sáng càng nhiều thì hoa càng có khả năng nở nhanh hơn. Vì thế, trong khu vườn nhà mình, bạn cần dùng những tấm bạt hay mái tôn để cản bớt ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp đến hoa.

Nếu được, bạn có thể đem những chậu hoa của mình vào nhà hoặc những nơi tối hơn. Bạn có thể áp dụng cách này với các loại hoa cúc, hoa mai, hoa trạng nguyên.

Hạn chế nhiệt độ

Có những loại hoa không nhạy cảm với ánh sáng lắm như hoa mai, bích đào… thì bạn cần phải hạn chế nhiệt độ cho chúng nở chậm lại. Đối với những loại hoa này, bạn cần đảm bảo nhiệt độ từ 18 đến 24 độ trong môi trường bảo quản hoa. Khi hoa bắt đầu nở nụ thì lại giảm nhiệt độ xuống ở mức 8 – 15 độ.

Việc giảm nhiệt độ như thế này là một cách để bạn đưa hoa vào trạng thái “ngủ” để tránh việc hoa bung nở khi chưa đến Tết. Cách giảm nhiệt độ nhằm kéo dài thời gian ra hoa cũng áp dụng được với những loại hoa mà thường ngày bạn vẫn trồng như cẩm chướng, dâm bụt, hướng dương, đỗ quyên… nhưng không áp dụng được với hoa lay ơn.
Mẹo hãm hoa đào ngày Tết

Đưa vào môi trường khô

Bạn cũng thể đưa hoa vào trong môi trường khô do bạn tự tạo ra (trong nhà có máy lạnh, máy hút độ ẩm) để kìm hãm sự phát triển của hoa. Môi trường khô sẽ khiến cây không có đủ điều kiện để có thể phát triển mạnh mẽ, nhờ vậy hoa của nó cũng sẽ ra chậm hơn.

Tỉa cành

Trong những mùa sinh trưởng của hoa, nếu bạn tiến hành cắt tỉa bớt cành của nó cũng có thể khiến hoa nở muộn.

Các biện pháp tương tự như bóc chồi, hái nụ cũng là cách để bạn khống chế sự phát triển ra và ra hoa của cây. Bản chất của phương pháp này là nhằm ngăn chặn chất dinh dưỡng di chuyển từ lá xuống rễ làm cây phát triển nhanh chóng.

Hạn chế tưới nước

Người ta thường dùng phương pháp này để kìm hãm sự ra hoa của các loài mọng nước như xương rồng, hoa sứ. Và phương pháp này vẫn có thể áp dụng được cho hoa mai hoa đào. Vào khoảng tháng 10 – 11 hàng năm, bạn có thể bắt đầu tiến hành hãm nước để hoa nở chậm lại.
Cách hãm hoa đào nở sớm

Những ngày giáp Tết bạn cũng chỉ tưới nước vừa đủ ẩm cho cây. Lượng nước tưới cũng cần phải điều chỉnh theo tình hình thời tiết qua từng năm.

2. Cách cho đào nở nhanh

Một số biện pháp có thể thực hiện là thúc hoa. Vào đầu tháng 12 âm lịch (hầu như nụ hoa không phát triển), nếu trời rét đậm kéo dài (nhiệt độ <10oC quá 5 ngày) thì lúc này phải thúc hoa nở bằng cách ngừng tưới khoảng 3 - 4 ngày sau đó tưới nước thật đẫm trở lại bằng nước ấm 40-50o vào quanh gốc 2 - 3 lần/ ngày kết hợp quây ni lông, thắp điện vào ban đêm đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu 901, 902 kích thích cho hoa nhanh nở và một số chất kích thích nở hoa khác.

Nếu thời tiết nồm ấm kéo dài, vào hạ tuần tháng 11 đầu tháng 12 âm lịch nụ hoa sẽ phát triển rất nhanh, hoa có khả năng nở sớm thì phải hãm bằng các cách làm giàn lưới đen che cây kết hợp với pha phân ure nồng độ 1% vào nước lạnh phun lên thân lá hoặc tưới vào gốc. Dùng dao khoanh 1 hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây, ức chế quá trình sinh trưởng như hãm đào lần 1. Chặt bớt từ 10-12% bộ rễ, rải rác quanh gốc cây. Sử dụng 1 số chế phẩm kìm hãm nở hoa (CCC, Mydrin, B9...phun theo nồng độ khuyến cáo ghi trên bao bì).

3. Một số lưu ý đối với người mua đào về chưng Tết

Sau khi mua cành đào mang về nhà nên đốt gốc, đốt cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70 - 80oC để nhựa của cành đào không chảy và các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài, khi cắm vào lọ nên thay nước sạch 2 - 3 ngày/lần và mỗi lần thay nước cho 1 viên aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa. Nếu muốn đào nở nhanh hơn thì để trong phòng kín, thắp điện, đốt hương. Nếu muốn đào nở chậm lại cho nước đá vào bình, đặt ở chỗ thoáng khí, ban đêm mang ra ngoài ban công.

Đào trồng chậu thì cần thường xuyên tưới nước cứ khi nào thấy đất trên miệng chậu khô là phải tưới nước. Nhưng không nên tưới quá nhiều nước cho cây, cây sẽ bị úng, sinh ra khí độc thối rễ, cây sẽ nhanh bị chết. Không nên để chậu đào gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm đào mất nước nhiều dẫn đến rụng nụ và hoa sớm cũng không nên để đào chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng cho đào quang hợp, mắt chồi sẽ bật, lá ra nhanh, màu sắc hoa bị nhạt, hoa nhanh tàn hoặc nụ hoa sớm rụng.

4. Bí quyết để giữ hoa đào tươi suốt Tết

Chọn mua cành đào

Đầu tiên để có được cành đào tươi khỏe ngay từ khâu chọn mua cây/cành đào từ vườn hoặc ngoài chợ bạn đã cần lưu ý nhà vườn đánh cây tránh làm đứt rễ cây, vỡ bầu sẽ ảnh hưởng đến sức sống và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Với đào cành bạn chọn cành tươi, thân khỏe chắc; nụ nhiều và mập mạp.

Sau khi đã mua được cành đào như ý muốn, đối với đào cành bạn nên đốt gốc của cành đào để ngăn nhựa không chảy ra ngoài, các chất dinh dưỡng dự trữ của cành đào không thẩm thấu được ra ngoài. Việc đốt gốc còn mục đích nữa là ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào cành cây làm hoa nhanh hỏng. Bạn hơ nhanh cành đào qua lửa để mặt cắt khô se lại là đạt yêu cầu, tránh đốt lâu cháy cành làm các mạch dẫn nước lên nuôi thân bị tắc sẽ làm cho hoa nhanh héo.

Cách để cành đào luôn tươi

Rửa sạch lọ cắm cành đào và dùng nước sạch để cắm hoa. Đây là bí quyết quan trọng nhất để có cành hoa đào luôn tươi rói, bạn cần đảm bảo cành đào luôn được cắm trong nước sạch, để ở nơi thoáng mát hoa sẽ bền và tươi lâu. Có thể thay nước trong bình cắm hoa 2-3 ngày một lần, mỗi lần thay nước bạn có thể rửa lại phần cành đào nằm trong nước để sạch phần nước cũ. Đối với đào cây trồng chậu thì nên tưới thường xuyên bằng nước sạch nhưng không cần ẩm ướt quá, đào ưa khô nên nếu bạn tưới nhiều gốc đào sẽ úng và thối rễ, cây nhanh hỏng.

Bổ sung thêm dinh dưỡng cho đào cành

Bạn có thể thả vào lọ hoa 5 viên B1 để có thêm dinh dưỡng nuôi hoa. Bạn có thể dùng ngay loại dành cho người uống hoặc mua loại B1 chống sốc cho cây có đủ dinh dưỡng hơn. Kali cũng là thành phần bổ sung giúp cung cấp thêm dưỡng chất cho cành đào tươi khỏe.

--------------------------------------

Sau dịp Tết âm lịch các bạn có thể giữ lại các gốc đào quất để trồng lại năm sau có thể mang ra sử dụng lại. Nếu chưa nắm được kỹ thuật trồng lại đào sau tết hay cách trồng lại quất sau tết các bạn có thể tham khảo trên VnDoc.

Tham khảo thêm các bài viết hay về Tết nguyên đán 2023 trên VnDoc.com

Đánh giá bài viết
7 30.456
Sắp xếp theo

    Tết Nguyên Đán 2024

    Xem thêm