Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách tính nhẩm cộng trừ nhanh

Cách tính nhẩm cộng trừ nhanh được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Toán 2. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Các cách tính nhẩm cộng trừ nhanh

Tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi

Việc học vốn dĩ đã rất căng thẳng đặc biệt là khi tính nhẩm thì cần sự tập trung cao độ. Vì vậy các em nên tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi, không nên tạo áp lực ép buộc bản thân bằng mọi cách. Khi tâm lý thoải mái, bản thân các em sẽ bộc lộ hết năng lực tính nhẩm của bản thân mình mà ngay cả các em cũng không ngờ đến, từ đó càng yêu thích và say mê tìm nhiều cách tính nhẩm khác nhau.

Phát triển cảm giác mạnh mẽ về những con số

Các em học sinh hãy phát triển cảm giác mạnh mẽ về những con số tưởng chừng vô tri vô giác này, từ đó các em sẽ hiểu được hết ý nghĩa của những con số trước khi làm bài tập toán. Điều này sẽ giúp các em phát sinh sự hiểu biết thực tế và sau đó là ví dụ trừu tượng.

Làm cho bản thân các con số dễ dàng hơn

Khi đối mặt với một số bài toán số quá lớn, hơi khó tính nhẩm, các em hãy cố gắng tìm mọi cách để đơn giản hóa vấn đề bằng cách tạm thời chuyển các giá trị xung quanh hoặc đưa nó về những dạng đơn giản mà bản thân đã từng gặp.

Ghi nhớ các số liệu được xây dựng sẵn

Ghi nhớ là việc rất quan trọng khi làm toán nhẩm nhanh. Điều này giúp các em lập tức trả lời được các vấn đề đơn giản nhưng lúc mới xem tưởng chừng rất khó khăn. Vì vậy học thuộc bảng số liệu đã được xây dựng sẵn là điều các em nên làm nếu muốn tính nhẩm nhanh.

Học theo từng dạng bài

Nếu các em rèn luyện cách tính nhanh, tính nhẩm mà không nhớ dạng, giải một cách tràn lan, rời rạc thì sẽ rất khó khăn và sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy trước khi giải một bài tính toán, các em nên xác định dạng bài trong bài toán đó. Trong chương trình toán lớp 2 có một dạng toán quan trọng và khá làm khó các em học sinh khi làm bài tập toán: phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi một trăm. Với các dạng toán có liên quan tới phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi một trăm, các em cần lưu ý rèn luyện thành thạo các phép cộng có tổng trong khoảng từ 11 tới 18 và các phép trừ trong phạm vi 20. Đây là cơ sở để các em có thể thực hiện được các phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi một trăm.

Áp dụng cách tính nhẩm thích hợp

Hiện nay có rất nhiều cách tính nhẩm. Tuy nhiên các em nên lựa chọn cách tính nhẩm thích hợp với từng dạng bài và phù hợp với khả năng của bản thân mình. Sau đây là một số cách tính nhẩm nhanh:

Bàn tính UCMAS: Các em sẽ học các quy tắc tính nhẩm qua bàn tính bằng việc sử dụng các ngón tay để di chuyển các hạt bàn tính, từ đó tìm đáp án chính xác cho bài toán. Sau khi đã quen với bàn tính và nhuần nhuyễn các phép tính toán cơ bản, các em nên nâng cao hơn, thử thách bản thân và chuyển sang bàn tính tưởng tượng bằng não bộ

Cộng trừ từ phải sang trái: Thông thường khi thực hiện tính toán trên giấy, các em thường thực hiện các phép tính cộng, trừ theo thức tự từ trái qua phải. Nhưng khi tính nhẩm, sẽ dễ dàng hơn nếu các em thực hiện ngược lại tức là từ phải sang trái. Bắt đầu với các giá trị lớn nhất làm cho nó thêm trực quan và dễ dàng hơn.

2. Phương pháp Tính nhẩm nhanh

Phương pháp 1: Sử dụng các mẹo tính nhẩm nhanh

Hình dung phương trình trong đầu

Bước đầu tiên để giải một bài toán nhẩm là tưởng tượng ra bài toán. Hình dung ra các con số và phương trình trong đầu. Khi giải các phần của bài toán, bạn hãy tưởng tượng ra các con số mới mà bạn đang giải. Khi lặp lại các con số này bằng cách nhẩm trong đầu, nói thành tiếng hoặc thầm thì, bạn có thể nhớ được những con số quan trọng hơn trong phương trình

Cộng và trừ từ trái sang phải

Có lẽ bạn từng được dạy làm phép cộng và trừ từ phải sang trái, nhưng làm như vậy thực ra sẽ khó hơn khi tính nhẩm. Thay vì thế, bạn hãy tính các con số bên trái trước, sau đó trừ hoặc cộng các con số bên phải với nhau. Số bên trái sẽ tạo thành con số bên trái của đáp số và số bên phải sẽ là con số thứ hai của đáp số.

- Ví dụ, để làm phép tính 52+43, bạn có thể tính 5+4=9 và 2+3=5 để có tổng số là 95.

- Nếu làm phép tính 93-22, bạn hãy tính 9-2=7 sau đó 3-2=1 để có hiệu số là 71.

- Nếu làm phép cộng có nhớ, bạn hãy cộng thêm vào con số thứ nhất của đáp số. Ví dụ, Khi làm phép tính 99+87, bạn có thể cộng 9+8 trước để có kết quả là 17, sau đó cộng 9+7 để có con số 16. Bạn biết là phải nhớ 1, do đó con số đầu tiên sẽ thành 18, và kết quả sẽ là 186.

Xử lý các con số 0 chung khi cộng hoặc trừ

Khi làm phép tính cộng, bạn có thể tìm các con số 0 chung trong phương trình và loại ra để giải phương trình cho dễ hơn. Ví dụ, với phép tính 120-70, bạn có thể loại bỏ các số 0 ra để có 12-7=5, sau đó trả số 0 trở lại để có đáp số là 50.

- Một ví dụ khác là phép tính 300+200, bạn có thể loại các con số 0 chung để có 3+2=5, sau đó trả lại các con số 0 để có đáp số là 500.

Rút gọn và sau đó trả lại tất cả các số 0 khi làm tính nhân.

Khi nhân các số với nhau, bạn có thể rút gọn các số có số 0 đứng sau. Ví dụ, nếu có phép tính 3.000×50, bạn có thể rút gọn thành 3×5=15, sau đó trả lại tất cả các số không vào sau tích số vừa có để được đáp số là 150.000.

- Một ví dụ khác là phép tính 70×60, bạn có thể làm phép tính 7×6=42, sau đó trả lại tất cả các số 0 để có đáp số 4.200.

Làm tròn các số lên, sau đó trừ đi phần được cộng thêm

Bạn có thể làm tròn còn số lên, sau đó trừ đi giá trị cộng thêm để cho dễ hơn khi giải các bài toán phức tạp có giá trị lớn hơn 100. Ví dụ, nếu phải làm phép tính 596+380, bạn có thể cộng thêm 4 vào số 596 để có phương trình là 600+380=980, như vậy sẽ dễ hình dung hơn. Tiếp theo, bạn cần trừ đi 4 trong tổng số 980 để có đáp số là 976 cho phép tính 596+380.

- Một ví dụ khác, nếu cần tính 558+305, bạn hãy làm tròn số 558 thành 560 để có phương trình 560+305=865. Sau đó, bạn sẽ phải trừ đi 2 trong tổng số 865 để có đáp số cuối cùng là 863.

Rút gọn các con số phức tạp khi làm phép tính nhân

Bạn không cần phải làm chính xác phép tính được đặt ra. Các con số lẻ và phức tạp có thể khiến cho bài toán trở nên khó hơn. Ví dụ, nếu muốn tính 12×36, bạn có thể rút gọn các con số để tính nhẩm cho dễ hơn. 12 có thể rút lại thành 10 để có 10×36, tức là 360. Sau đó bạn cần lấy phần chưa được tính, tức là 2, nhân với 36 để được 72. Cuối cùng, bạn cần tính 360+72 để có đáp án là 432. Cách này có thể dễ hơn là tính nhẩm bài toán nhân dài dòng.

Rút gọn các con số phần trăm thành số chẵn

Chia các con số phần trăm thành các phần nhỏ hơn nếu có thể. Ví dụ, nếu cần tính 15% của 40, bạn có thể tính 10% của 40 để có con số 4. Sau đó, vì 5% là một nửa của 10%, bạn có thể tính 5% của 40 là 2. Tính 4+2 = 6. Như vậy, 15% của 40 là 6.

Dùng cách tính ước lượng với những phép tính không cần phải thật chính xác

Ước tính đáp số thường dễ hơn nhiều so với việc tính toán chính xác. Bạn hãy thử làm tròn các số phức tạp, sau đó giải phương trình. Trong trường hợp không cần có đáp án chính xác hoặc thời gian có hạn, bạn hãy dùng con số ước lượng để có đáp số gần đúng.

- Ví dụ, nếu phải tính 7,07+8,95+10,09, bạn có thể làm tròn thành số gần nhất và ước tính đáp số gần đúng là 26.

Liên tưởng với giá trị của tiền và dùng để giải phương trình

Vì 1 đô la gồm 100 cent, bạn có thể dễ dàng dùng kiến thức này để giải các phương trình toán học. Ví dụ, có thể trong đầu bạn chưa nghĩ ra ngay 100-25 bằng bao nhiêu, nhưng có lẽ bạn biết mình còn lại bao nhiêu tiền nếu tiêu hết một đồng 25 xu trong số bốn đồng 25 xu. Nếu có thể, bạn hãy liên hệ các con số trong phương trình với giá trị tiền khi tính toán.

Phương pháp 2: Học và thực hành để cải thiện kỹ năng tính nhẩm nhanh

Học thuộc lòng bảng cửu chương

Khi thuộc lòng bảng cửu chương, bạn sẽ có ngay đáp án cho những phép tính nhân đơn giản. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện được tốc độ tính các phần nhỏ của bài toán phức tạp hơn. Nếu còn lúng túng với bảng cửu chương, bạn hãy học cho đến khi thuộc toàn bộ các phép tính nhân trong đó.

Bảng bình phương sẽ cho thấy kết quả của các số từ 1 đến 20 nhân với chính nó. Bảng bình phương sẽ cho phép bạn giải được các phương trình bậc hai đơn giản bằng cách tính nhẩm. Bạn cũng có thể dùng các số bình phương để tính toán trong các phép tính nhân phức tạp hơn.

- Ví dụ, nếu phải tính 18×19, bạn có thể tính 19, sau đó trừ đi 19 để có đáp số.

Sử dụng thẻ học

Nếu bạn gặp khó khăn khi học bảng cửu chương hoặc bảng chia, các thẻ nhớ sẽ là một phương pháp tuyệt vời để học thuộc những phép tính thông thường. Xác định xem bạn thường vướng mắc ở đâu và ghi phương trình đó vào thẻ. Ghi đáp án vào mặt sau thẻ. Rủ một người nữa cùng thực hành với các thẻ nhớ để bạn có thể dùng trí nhớ để giải các phương trình toán học thường gặp

Tập tính nhẩm hàng ngày

Việc thực hành hai hoặc ba phương trình toán phức tạp mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì sự sắc bén của trí não và cải thiện đáng kể các kỹ năng làm tính nhẩm. Cố gắng làm tính nhẩm trong nhiều tình huống khác nhau để cải thiện kỹ năng. Sau một tháng, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi làm tính nhẩm.

Làm các bài tính đố nhẩm trên mạng

Có các ứng dụng và website giúp bạn mài giũa kỹ năng tính nhẩm. Tìm trên mạng các ứng dụng và website được đánh giá cao và dùng các công cụ online của họ để luyện tập các phương pháp.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Cách tính nhẩm cộng trừ nhanh. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Toán 2, Toán Lớp 2 Nâng Cao, Vở bài tập Toán lớp 2 Chân trời sáng tạo, Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 CTST, Phiếu bài tập Toán 2 Online, Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Tiểu Báo
    Tiểu Báo

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 22/07/22
    • Kẹo Ngọt
      Kẹo Ngọt

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 22/07/22
      • Hằng Nguyễn
        Hằng Nguyễn

        😚😚😚😚😚

        Thích Phản hồi 22/07/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Toán lớp 2

        Xem thêm