Cách viết bài thu hoạch cảm tình Đoàn
Bài thu hoạch cảm tình Đoàn năm 2021 là bài viết của cá nhân Đoàn viên sau khi tham gia lớp học cảm tình Đoàn, cho thấy sự hiểu biết của Đoàn viên về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. VnDoc.com xin đưa ra các gợi ý viết bài thu hoạch cảm tình đoàn dành cho các đoàn viên
Hướng dẫn viết bài thu hoạch cảm tình Đoàn
1. Cách trình bày bài thu hoạch Đoàn
Bài thu hoạch cảm tình Đoàn là bài viết bắt buộc các cá nhân đoàn viên phải thực hiện sau khi đã tham gia lớp bồi dưỡng cảm tình của Đoàn tổ chức. Nội dung bài viết sẽ góp phần tổng kết lại kiến thức của
Đoàn viên và là bước đệm giúp các cá nhân có nguyện vọng muốn trở thành Đoàn viên Hồ Chí Minh tiếp cận với những nguồn lý luận chính trị, tư tưởng chủ đạo, đường đi lối bước, hướng đi của tổ chức Đoàn từ đó xác định được động cơ đúng đắn để vào Đoàn, Đảng cộng sản Việt Nam.
Bài thu hoạch là bộ mặt của mỗi học viên, thể hiện tinh thần và kết quả học tập của bạn sau khi tham gia lớp cảm tình Đoàn. Xét về chiều sâu, nó sẽ thể hiện con người, khát vọng, tinh thần tuổi trẻ của bạn và dự đoán được tương lai của bạn sau này khi trở thành Đoàn viên chính thức.
Một bài thu hoạch hay trước hết cần phải đúng và đủ. Đúng ở đây là đúng trọng tâm đề bài mà bạn viết, đủ ở đây là đủ thông tin và phân tích chi tiết các khía cạnh của chủ điểm. Các thông tin trong bài thu hoạch là những thông tin mang tính chính thống, cần đảm bảo tính chính xác cao nhất của các luận cứ trong bài thu hoạch.
Tinh thần của bài thu hoạch chính là vũ khí khiến bài viết của bạn trở nên sắc đá, có tác động mạnh mẽ và gây ấn tượng với người đọc. Câu từ trong đó cần thể hiện được tinh thần cống hiến, ý chí quyết tâm phấn đấu vì mục tiêu chung của Đoàn và khát vọng muốn được cống hiến trong hàng ngũ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lửa trong bài viết của bạn sẽ nhanh chóng lan tỏa một năng lượng tích cực đến người khác, và chắc chắn bạn sẽ có một kết quả tốt sau khi tham gia lớp cảm tình Đoàn lần này.
2. Cách viết bài thu hoạch cảm tình Đoàn
1. Truyền thống:
Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh được thành lập ngày 26.3.1931. Đoàn là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến. Hơn 85 năm cống hiến và trưởng thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã không ngừng lớn mạnh, từ chỗ chỉ có 8 đoàn viên đầu tiên đến nay đoàn đã có hơn 4 triệu đoàn viên. Các thế hệ thanh niên Việt Nam cần kế tiếp nhau chiến đấu giữa lá cờ của Đảng, lập nên bao chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã xây dựng nên những truyền thống cách mạng vẻ vang của Đoàn. Đó là:
- Truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng, gắn bó sống còn với lợi ích dân tộc, với nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Truyền thống xung kich cách mạng, xung phong tình nguyện, không ngại hi sinh gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho.
- Truyền thống đoàn kết tinh thần tương thân tương ái và nhân đạo cao cả.
- Truyền thống hiếu học ham hiểu biết, có ý chí vượt khó, cần cù, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có hoài bão lớn.
2. Mục đích của Đoàn: Phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Tính chất của Đoàn: Tính chất chính trị – xã hội của Đoàn thể hiện trên 2 mặt là tính tiên tiến và tính quần chúng. Đoàn không phải là tổ chức quần chúng phổ thông mà là tổ chức chính trị của những thanh niên tiên tiến (những thanh niên giác ngộ lý tưởng của Đảng). Tuy nhiên, Đoàn còn là tổ chức mang tính xã hội vì đó là tổ chức của quần chúng thanh niên và vì thanh niên.
4. Chức năng của Đoàn:
Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng. Chức năng này biểu hiện ở việc Đoàn luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là tích cực tham gia xây dựng Đảng, là nguồn cung cấp cán bộ cho Đảng và là người kế tụng trung thành xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng của Bác Hồ. Đoàn là trường học XHCN của thanh niên. Đoàn tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động, giúp đỡ họ, rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của nguời lao động mới phù hợp vơi yêu cầu của xã hội hiện nay. Đoàn là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Chức năng này khẳng định rõ tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên. Đoàn là người phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Chức năng này thể hiện trách nhiệm của Đoàn trong việc giáo dục thiếu niên nhi đồng tạo nguồn bổ sung cho Đoàn.
5. Vị trí vai trò của Đoàn:
Đoàn là thành viên của của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCNVN. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên tạo nên quyền lực của nhân dân theo cơ chế: “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý”. Với vị trí này Đoàn sẽ kết hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo, giáo dục, đào tạo, và bảo vệ thanh niên, thiếu nhi, tổ chức cho đoàn viên và thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Đối với đội thiếu niên tiền phong HCM, Đoàn giữ vai trò là người phụ trách trực tiếp và có trách nhiệm xây dựng tổ chức đội, giúp đỡ vật chất tài chính và lựa chọn cán bộ làm công tác thiếu niên nhi đồng. Đối với phong trào thanh niên và các tổ chức xã hội của thanh niên (gồm: Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam…). Đoàn là hạt nhân chính trị đóng vai trò nòng cốt trong các phong trào và các tổ chức thanh niên. Đoàn ủng hộ giúp đỡ các hội thanh niên thực hiện mục đích, tôn chỉ theo điều lệ của các hội.
6. Nguyên tắc tổ chức của Đoàn:
Đoàn TNCS HCM tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Thực hiện nguyên tắc này đảm bảo để tổ chứ Đoàn thực sự là một tổ chưc quần chúng tiên tiến tự nguyện, dân chủ và tự quản của thanh niên. Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đoàn được thể hiện trên các mặt sau:
– Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra và thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
– Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đai biểu hoặc là đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là BCH do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp BCH, cơ quan lãnh đạo là BTV do BCH cùng cấp bầu ra.
– BCH Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoat động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với BCH Đoàn cấp trên, với cấp ủy Đảng cùng cấp và thông báo cho BCH Đoàn cấp dưới.
Nghị quyết của Đoàn phải đựơc chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên phải được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.