Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 3 (Tiết 3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 3 (Tiết 3) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (P3)

Câu 1: Đối với sự vật hiện và hiện tượng, vận động được coi là

A. thuộc tính vốn có.

B. khuynh hướng tất yếu.

C. cách thức phát triển.

D. hiện tượng phổ biến.

Câu 2: Những vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là:

A. tăng trưởng.

B. tuần hoàn

C. tiến hoá.

D. phát triển.

Câu 3: Quá trình hóa hợp phân giải các chất là hình thức vận động nào dưới đây?

A. Vận động hóa học.

B. Vận động cơ học.

C. Vận động vật lý

D. Vận động xã hội.

Câu 4: Khái quát những vận động theo chiêu hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Vận động.

B. Phát triển

C. Nhận thức

D. Thực tiễn

Câu 5: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường là hình thức vận động nào dưới đây?

A. Vận động vật lý

B. Vận động sinh học.

C. Vận động cơ học

D. Vận động xã hội

Câu 6: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong Xã hội chúng ta phải xem xét chúng như thế nào?

A. Trong trạng thái bất biến.

B. Trong hình thức vận động cao nhất của nó.

C. Trong trạng thái vận động, không ngừng biến đổi.

D. Trong hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn.

Câu 7: Phát triển là quá trình diễn ra

A. đơn giản, thăng tắp.

B. nhảy vọt.

C. quanh co, phức tạp.

D. từ từ, thận trọng.

Câu 8: Khuynh hướng phát triển tất yếu của thế giới vật chất là

A. cái mới ra đời thay thế cái cũ.

B. cái mới ra đời giống như cái cũ.

C. cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ.

D. cái mới ra đời kém hoàn thiện hơn cái cũ.

Câu 9: Sự biến đổi thay thế các xã hội trong lịch sử là hình thức vận động nào dưới đây?

A. Vận động vật lý

B. Vận động sinh học

C. Vận động cơ học

D. Vận động xã hội

Câu 10: Thế giới vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua

A. vận động

B. các dạng tồn tại cụ thể

C. các sự vật, hiện tượng.

D. Các sự vật hiện tượng cụ thể.

Câu 11: Các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất tồn tại được là do

A. chúng đứng yên

B. chúng luôn luôn biến đổi.

C. chúng luôn luôn vận động

D. sự cân bằng giữa các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng.

Câu 12: Giới tự nhiên đã phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có xương sống, đến các loài thực vật, động vật, đến con người thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực :

A. tư duy

B. xã hội

C. tự nhiên

D. lao động

Câu 13: Trong một buổi thảo luận của học sinh lớp 10A bạn M cho rằng: “Con tàu thì vận động còn đường tàu thì không”. Nếu bạn là bạn của M em sẽ giải thích như thế nào?

A. Đúng, vì đường tàu không vận động.

B. Đúng, vì con tàu chạy còn đường sắt thì đứng im

C. Đúng, vì đó là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng.

D. Sai, vì theo Triết học Mác - Lênin tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều vận động

Câu 14: Hình thức vận động nào dưới đây là thấp nhất?

A. Vận động cơ học.

B. Vận động vật lí

C. Vận động hóa học

D. Vận động xã hội.

Câu 15: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải lưu ý những điều gì dưới đây?

A. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái bất biến.

B. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng.

C. Xem xét sự vật hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn.

D. Xem xét sự vật hiện tượng trong hình thức vận động cao nhất của nó.

Câu 16: Xã hội loài người phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy đến xã hội chủ nghĩa thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực

A. tư duy

B. xã hội.

C. tự nhiên

D. lao động

Câu 17: Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực:

A. Tư duy

B. xã hội

C. tự nhiên

D. lao động

Câu 18: Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển?

A. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng.

B. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ

C. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ

D. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới.

Câu 19: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Chế độ cộng sản nguyên thủy biên đổi thành chế độ nô lệ, chế độ nô lệ bến thành chế độ phong kiến. Chế độ phong kiến biến thành chế độ tư bản chủ nghĩa, chế độ tư bản chủ nghĩa nhất định biến đổi thành chế độ xã hội chủ nghĩa". Đoạn viết trên đề cập đến hình thức vận động nào dưới đây?

A. Vận động xã hội

B. Vận động sinh học

C. Vận động lý học

D. Vận động cơ học

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm GDCD 10 bài 3

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

A

B

B

C

C

A

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

Đáp án

C

C

D

A

B

B

A

C

A

Ngoài Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 3 (Tiết 3), mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm GDCD 10

    Xem thêm