Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 10 bài 5
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 10 bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 10 bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo
Bài 1 trang 33 GDCD 10: Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ?
Trả lời:
- Khái niệm “chất” dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
- Ví dụ: Chất của một người là trình độ tri thức đạo đức, tâm hồn của người đó.
- Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)... của sự vật và hiện tượng.
- Ví dụ: Lượng của một người là chiều cao, cân nặng, hình dáng bên ngoài…
Bài 2 trang 33 GDCD 10: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ.
Trả lời:
Sự khách nhau giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất:
- Lượng đổi dẫn đến chất đổi:
+ Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng của sự vật cũng biến đổi. Sự thay đổi đó có liên hệ chặt chẽ với nhau.
+ Tuy nhiên, khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì sự vật cũ mất đi, chất mới ra đời.
- Chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng:
+ Làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật
+ Làm thay đổi nhịp điệu vận động của sự vật.
- Ví dụ: nước sôi ở 100oC, nhiệt độ tăng dần trong quá trình đun làm các phân tử nước chuyển động nhanh hơn; khi chưa đạt 100oC, nước vẫn ở thể lỏng. Khi nước đạt 100oC, chuyển sang thể khí, lúc này nước có sự bốc hơi nhanh và mạnh hơn, phần tử nước chuyển động nhanh hơn, có sự dãn nở.
Bài 3 trang 33 GDCD 10: Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? Tại sao?
- Chín quá hóa nẫu.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Đánh bùn sang ao.
Trả lời:
- Những câu thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi là:
+ Chín quá hóa nẫu: Lượng quá nhiều dẫn đến sự thay đổi về chất.
+ Có công mài sắt có ngày nên kim: Sự chăm chỉ cần cù sẽ dẫn đến thành công.
+ Kiến tha lâu cũng đầy tổ: Sự cần cù chăm chỉ, kiên nhẫn sẽ dẫn đến kết quả tốt.
- Câu không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi là:
+ Đánh bùn sang ao: Làm việc vô ích.
Bài 4 trang 33 GDCD 10: Trong đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta: Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. “Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô – viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỉ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
Trả lời:
- Ý nói về chất của phong trào cách mạng: Sự thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
- Ý nói về lượng: Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô – viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỉ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Bài 5 trang 33 GDCD 10: Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.
Trả lời:
Từ một học sinh yếu kém, nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự động viên của gia đình, bạn bè, thầy cô, em đã cố gắng tích lũy, tập trung chăm chỉ học và làm bài tập.
Hết học kì 1 em đã đạt học sinh khá. Hết năm, em đã trở thành học sinh giỏi. Đây cố gắng thay đổi về lượng (kiến thức, kĩ năng làm bài,) dẫn đến sự tiến bộ của bản thân em về tri thức kĩ năng, giúp em trở nên tốt hơn.