Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 13

Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 13 trang 50

Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc châu Phi cũng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều?

Trả lời:

- Nước ta nằm ở vị trí nhiệt đới ẩm gió mùa, cạnh biển Đông rộng lớn, có gió mùa đông nam thổi thường xuyên mang nhiều hơi ẩm và gây mưa lớn.

- Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô do nằm ở khu vực áp cao chí tuyến, gió mậu dịch hoạt động mạnh thường xuyên, ven biển có dòng biển lạnh chảy qua nên hơi ẩm đã ngưng tụ thành mưa rơi trên biển, vào tới đất liền thì gió trở nên khô và nóng, không có mưa.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 13 trang 51

Dựa vào kiến thức đã học và hình 13.1, giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực: xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.

Trả lời:

- Lượng mưa phân bố không đều giữa các khu vực.

- Khu vực xích đạo: khu vực này có nhiệt độ cao quanh năm, xung quanh chủ yếu là đại dương, lượng bốc hơi nhiều nên lượng mưa lớn quanh năm.

- Hai khu vực chí tuyến: nơi đây hình thành áp cao chí tuyến, chỉ có gió thổi đi nhưng không có gió thổi đến, lại có tỉ lệ diện tích lục địa lớn, ít ảnh hưởng của đại dương nên không khí khô, nóng, ít mưa.

- Hai khu vực ôn đới: nơi đây hình thành khu áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào, có lượng mưa trung bình.

- Hai khu vực vùng cực: hình thành khu áp cao, không khí lạnh, hơi nước không bốc hơi được nên mưa không đáng kể.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 13 trang 52

Dựa vào hình 13.2 và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 400B từ Đông sang Tây.

Trả lời:

- Lục địa Á - Âu: lượng mưa giảm dần khi đi sâu vào trong nội địa, lượng mưa tương đối lớn ở ven biển do gió qua biển mang hơi nước gây mưa vào đất liền, tuy nhiên do diện tích lục địa quá rộng lớn nên càng vào sâu lượng mưa càng giảm dần và khô hạn ở vùng trung tâm.

- Lục địa Bắc Mĩ: lượng mưa giảm dần từ đông sang tây, lượng mưa lớn bên phía đông Hoa Kì do có gió đông nam mang theo hơi ẩm từ Đại Tây Dương gây mưa lớn, khi vào sâu nội địa lượng mưa giảm dần. Phía tây Hoa Kì do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ca-li-phooc-ni-a nên mưa rất ít, có nơi khô hạn.

Bài 1 trang 52 SGK Địa Lí 10

Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

Trả lời:

- Khí áp: gió thổi từ áp cao về áp thấp, gió đi qua biển mang theo hơi ẩm gây mưa ở khu vực khí áp thấp, nơi áp cao ít mưa hoặc không có mưa.

- Frong: sự tranh chấp giữ hai khối khí nóng và lạnh gây ra nhiễu loạn không khí gây ra mưa lớn.

- Gió:

+ Gió biển mang nhiều hơi nước nên thường gây mưa lớn.

+ Gió mùa gây mưa nhiều, bởi chúng thường thổi qua biển mang nhiều hơi nước.

+ Gió Mậu dịch chủ yếu là gió khô nên gây mưa ít.

- Dòng biển:

+ Dòng biển nóng thường gây mưa lớn do nhiều hơi nước bốc lên cao được gió đưa vào đất liền.

+ Dòng biển lạnh gây mưa ít, do hơi nước bốc lên ít, hoặc gặp lạnh đã mưa hết trên biển.

- Địa hình:

+ Sườn đón gió thường có mưa lớn, địa hình càng cao, mưa càng lớn do hơi nước bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mưa.

+ Sườn khuất gió ít mưa hoặc khô hạn do không khí sau khi vượt qua đỉnh núi lượng hơi nước đã giảm nhiều trở nên khô nóng.

Bài 2 trang 52 SGK Địa Lí 10

Dựa vào hình 13.1 hãy trình bày và giải thích tình hình lượng mưa phân bố theo vĩ độ.

Trả lời:

- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ.

- Khu vực xích đạo: khu vực này có nhiệt độ cao quanh năm, xung quanh chủ yếu là đại dương, lượng bốc hơi nhiều nên lượng mưa lớn quanh năm.

- Hai khu vực chí tuyến: nơi đây hình thành áp cao chí tuyến, chỉ có gió thổi đi nhưng không có gió thổi đến, lại có tỉ lệ diện tích lục địa lớn, ít ảnh hưởng của đại dương nên không khí khô, nóng, ít mưa.

- Hai khu vực ôn đới: nơi đây hình thành khu áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào, có lượng mưa trung bình.

- Hai khu vực vùng cực: hình thành khu áp cao, không khí lạnh, hơi nước không bốc hơi được nên mưa không đáng kể.

Bài 3 trang 52 SGK Địa Lí 10

Dựa vào hình 13.2 và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 300B từ Đông sang Tây.

Trả lời:

- Lục địa Á – Âu: Lượng mưa giảm dần từ đông sang tây, khu vực Đông Nam Á và Nam Á do có gió mùa tây nam đi qua biển gây mưa lớn. Khu vực Tây Nam Á do nơi đây hình thành khu áp cao, chỉ có gió thổi đi nhưng không có gió thổi đến, lại có lục địa bao xung quanh nên khô nóng và không có mưa.

- Lục địa Phi: Bắc Phi khô hạn không mưa do nằm dưới áp cao chí tuyến, gió đông bắc từ lục địa Á Âu thổi đến khô và nóng, lại có dòng biển lạnh chảy ven bờ phía tây bắc lục địa nên quanh năm không có mưa.

- Lục địa Bắc Mĩ, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây, lượng mưa lớn bên phía đông bắc Mê – hi - cô do có gió đông nam mang theo hơi ẩm từ Đại Tây Dương gây mưa lớn, khi vào sâu nội địa lượng mưa giảm dần. Phía tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ca-li-phooc-ni-a nên mưa rất ít, có nơi khô hạn.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục sau: Ngữ văn lớp 10, Tiếng Anh lớp 10...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Địa lí 10 ngắn nhất

    Xem thêm