Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 17

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 10 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chương III: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ Trái Đất

Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Trang 63 sgk Địa Lí 10: Từ vị trí lớp phủ thổ nhưỡng (hình 17 (trang 63 - SGK)), hãy cho biết vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người.

Trả lời:

  • Lớp phủ thổ nhưỡng là nơi con người tiến hành mọi hoạt động sản xuất và cư trú.
  • Đất là cơ sở không thể thiếu được của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Trang 64 sgk Địa Lí 10: Hãy lấy một vài ví dụ về ảnh hưởng của đá mẹ đến đặc điểm của đất mà em biết.

Trả lời:

  • Từ đá badan hình thành đất badan có tầng mùn dày.
  • Từ đá vôi hình thành đất đỏ đá vôi.
  • Đất phù sa châu thổ được hình thành từ các vật chất rắn do sông ngòi mang đến lắng đọng lại.

Trang 64 sgk Địa Lí 10: Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau không? Hãy lấy ví dụ chứng minh.

Trả lời:

  • Có. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đất feralit được hình thành; trong điều kiện khí hậu ôn đới núi cao, đất mùn alit được hình thành, ...

Trang 64 sgk Địa Lí 10: Tác động của sinh vật có gì khác với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành đất?

Trả lời:

  • Đá mẹ quỵểt định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
  • Khí hậu: Nhiệt và Ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất.
  • Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất.

Trang 65 sgk Địa Lí 10: Tác động của con người trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm biến đổi tính chất đất không? Hãy cho ví dụ chứng minh.

Trả lời:

  • Có. Con người có thể làm tăng độ phì cho đất (bằng cách bón phân hữu cơ, trồng cây cải tạo đất,...), hoặc làm cho đất bị thoái hóa, bạc màu (bón phân vô cơ quá mức, chặt cây, phá rừng, đổ chất thải độc hại vào đất,...).

Bài 1 (trang 65 sgk Địa Lí 10): Đất là gì? Nêu đặc trưng cơ bản của đất.

Lời giải:

  • Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa.
  • Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì.

Bài 2 (trang 65 sgk Địa Lí 10): Căn cứ vào đâu để phân biệt đất với các vật thổ tự nhiên khác như: đá, nước, sinh vật, địa hình?

Lời giải:

  • Căn cứ vào độ phì của đất.
  • Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

Bài 3 (trang 65 sgk Địa Lí 10): Trình bày tóm tắt vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.

Lời giải:

  • Đá mẹ: Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất...
  • Khí hậu: Nhiệt và ẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất.
  • Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất.
  • Địa hình: Ở các địa hình khác nhau, quá trình hình thành đất không giống nhau, nên đất có tầng đất và chất dinh dưỡng khác nhau.
  • Thời gian: Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất.
  • Con người: Hoạt động nông, lâm nghiệp của con người có thể làm biến đổi tính chất đất.
Đánh giá bài viết
2 4.000
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Địa Lý 10

    Xem thêm