Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 30: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 30

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 30: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 10 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chương VII: Địa lí nông nghiệp

Bài 30: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia

GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH

1. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực và dân số một số nước, năm 2002.

2. Tính bình quân lương thực theo đầu người. Nhận xét.

a, Tính bình quân lương thực theo đầu người

BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ NƯỚC

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 30: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia

b, Nhận xét

  • Những nước có số dân đông là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì và In-đô-nê-xi-a
  • Những nước có sản lượng lương thực lớn là Trung Quốc, Hoa Kì và Ấn Độ.
  • Những nước có bình quận lương thực đầu người cao nhất, gấp hơn 3 lần bình quân lương thực đầu người của toàn thế giới là Hoa Kì và Pháp. Cụ thể: Hoa Kì gấp 3,2 lần, Pháp gấp 3,5 lần.
  • Trung Quốc và Ấn Độ tuy có sản lượng lương thực cao, nhưng dân số nhiều nhất thế giới, nên mức bình quân lương thực đầu người thấp hơn mức bình quân toàn thế giới. In-đô-nê-xi-a có sản lượng lương thực ở mức cao, nhung do dân đông nên bình quân lương thực ở mức thấp.
  • Việt Nam, tuy là một nước đông dân (đứng thứ 13 thế giới), song nhờ có sản lượng lương thực ngày càng gia tăng nên bình quân lương thực đầu người vào loại khá.
Đánh giá bài viết
5 4.275
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Địa Lý 10

    Xem thêm