Trắc nghiệm Địa Lý 10 bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý 10 bài 20 có đáp án

Để giúp các em học sinh nâng cao kiến thức môn Địa lý lớp 10, VnDoc.com đã tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án. Mời các bạn tham khảo tài liệu: Trắc nghiệm Địa Lý 10 bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Trắc nghiệm Địa Lý 10 bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Câu 1: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm?

A. Toàn bộ vỏ trái đất

B. Vỏ trái đất và khí quyển bên trên

C. Toàn bộ các địa quyển

D. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Câu 2: Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí là?

A. Giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển.

B. Giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển.

C. Giới hạn trên của tầng bình lưu trong khí quyển.

D. Toàn bộ khí quyển của trái đất.

Câu 3: Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí trùng với giới hạn phía trên của?

A. Khí quyển.

B. Thủy quyển.

C. Sinh quyển.

D. Thổ nhưỡng quyển.

Câu 4: Giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí là?

A. Giới hạn phía dưới của thủy quyển và thạch quyển.

B. Đáy vực thẳm đại dương và hết thạch quyển trên lục địa.

C. Hết tầng trầm tích của vỏ trái đất.

D. Đáy vực thẳm đại dương và hết lớp vỏ phong hóa trên lục địa.

Câu 5: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa?

A. Các địa quyển

B. Các bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.

C. Các thành phần trong lớp vỏ địa lí.

D. Lớp vỏ địa lí và vỏ trái đất.

Câu 6: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí diễn ra trong?

A. Phạm vi của tất cả các địa quyển.

B. Toàn bộ vỏ trái đất.

C. Toàn bộ vỏ trái đất và vỏ địa lí.

D. Toàn bộ cũng như mỗi bộ phận lanh thổ trong lớp vỏ địa lí.

Câu 7: Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là?

A. Lớp vỏ địa lí được hình thành với sự góp mặt từ thành phần của tất cả các địa quyển.

B. Lớp vỏ địa lí là một thể liên tục, không cắt rời trên bề mặt trái đất.

C. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.

D. Các thành phần và toàn bộ lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi.

Câu 8: Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý?

A. Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt, cần được bảo vệ.

B. Sự can thiệp vào mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyển tới các thành phần khác.

C. Để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí cùng một lúc.

D. Hết sức hạn chế việc tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí.

Câu 9: Ở vùng đồi núi. Khi thảm thực vật rừng bị phá hủy, vào mùa mưa lượng nước chảy trần trên mặt đất tăng lên và với cường độ mạnh hơn khiến đất bị xói mòn nhanh chóng. Trong tình huống trên, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí?

A. Khí quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển.

B. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.

C. Sinh quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển.

D. Sinh quyển, khí quyển, thạch quyển.

Câu 10: Vào mùa mưa, lượng nước mưa tăng nhanh khiến mực nước sông ngòi dâng cao. Sông trở nên chảy xiết, tăng cường phá hủy các lớp đất đá ở thượng lưu. Con sông mang nặng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đồng ở hạ lưu. Trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau của ác thành phần nào trong lớp vỏ địa lí?

A. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển.

B. Thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.

C. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển.

D. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.

Đáp án trắc nghiệm Địa Lý 10 bài 20

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

B

C

D

C

D

C

B

C

D

Đánh giá bài viết
1 2.068
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Địa lý 10

    Xem thêm