Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt lý thuyết Địa lý 10 bài 8

Lý thuyết Địa lý 10 bài 8

Tóm tắt lý thuyết Địa lý 10 bài 8 thư viện tài liệu VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Bài viết tổng hợp toàn bộ nội dung lý thuyết trọng tâm của bài học, được trình bày khoa học nhằm hỗ trợ quá trình dạy và học môn Địa lý 10 đạt chất lượng. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé

>>> Trắc nghiệm Địa Lý 10 bài 8 

ĐỊA LÝ 10 BÀI 8

TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I. Nội lực

  • Khái niệm: Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
  • Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng lực, phản ứng hóa học…

II. Tác động của nội lực

Thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống, uốn nếp hay đứt gãy, gây ra động đất hay núi lửa...

1. Vận động theo phương thẳng đứng

  • Vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ trái đất diễn ra trên diện tích rộng lớn, xảy ra rất chậm và lâu dài.
  • Kết quả: biển tiến và biển thoái.
  • Ví dụ: Khu vực phía bắc của Thụy Điển, Phần Lan đang tiếp tục được nâng lên, còn khu vực lãnh thổ Hà Lan đang bị hạ xuống.

2. Vận động theo phương nằm ngang

Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực kia gây ra hiện tượng uốn nếp hiện tượng: núi uốn nếp và hiện tượng đứt gẫy hiện tượng: hẻm vực, thung lũng, các địa hào, địa lũy...

a. Hiện tượng uốn nếp: Diễn ra ở những nơi đá mềm, độ dẻo cao (đá trầm tích).

  • Kết quả:
    • Cường độ ban đầu yếu nếp uốn.
    • Cường độ sau (nén ép mạnh) núi uốn nếp.

b. Hiện tượng đứt gãy: Diễn ra ở những nơi đã cứng sẽ bị đứt gãy dịch chuyển ngược với nhau theo phương gần thẳng đứng hay phương nằm ngang.

  • Kết quả:
    • Cường độ tách dãn yếu đá chỉ bị nứt không dịch chuyển, tạo thành khe nứt.
    • Cường độ mạnh tạo thành địa lũy, địa hào.
  • Ví dụ: như thung lũng sông Hồng, dãy con voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, Biển Hồ, các hồ dài ở Đông Phi.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tóm tắt lý thuyết Địa lý 10 bài 8 Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc học tập tốt hơn, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Ngữ văn lớp 10, Lịch sử lớp 10... được chúng tôi biên soạn và tổng hợp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 10

    Xem thêm