Phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí

Phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí.

Trả lời: Phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm của đối tượng địa lý là: sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Khả năng biểu hiện:

+ Hướng di chuyển của đối tượng.

+ Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.

- Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, hướng động vật di cư, hướng vận tải hàng hóa, di dân,...

1. Ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ

-Các kí hiệu biểu hiện trên bản đồ chính là ngôn ngữ của bản đồ.

+ Từng kí hiệu được thể hiện ở mỗi bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và mức độ tỉ lệ mà bản đồ cho phép.

2. Phân loại các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ là:

- Phương pháp kí hiệu

- Phương pháp đường chuyển động (Phương pháp kí hiệu đường chuyển động)

- Phương pháp chấm điểm

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ

2.1. Phương pháp kí hiệu

- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

- Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

- Các dạng kí hiệu:

+ Kí hiệu hình học

+ Kí hiệu chữ

+ Tượng hình

- Khả năng biểu hiện: Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định được vị trí của đối tượng mà còn thể hiện cả số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng của đối tượng.

2.2. Phương pháp đường chuyển động (Phương pháp kí hiệu đường chuyển động) biểu hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí?

- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.

- Khả năng biểu hiện:

+ Hướng di chuyển của đối tượng.

+ Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.

Ví dụ:

- Trên bàn đồ tự nhiên là hướng gió, dòng biển...

- Trên bản đồ kinh tế - xã hội là các luồng di dân, sự vận chuyển hàng hóa, hành khách, đường hành quân...

2.3. Phương pháp chấm điểm

- Phương pháp chấm điểm dùng để biểu hiện các hiện tượng phân bổ tản mạn, phân tán trên lãnh thổ.

- Các dạng kí hiệu: Đó là các dấu chấm (.). Mỗi dấu chấm trên bản đồ đều chứa một giá trị nào đó.

- Ví dụ: phân bố dân cư, nhất là dân cư nông thôn; phân bố cây trồng, vật nuôi…

- Thực chất của phương pháp này là các điểm chấm ứng với một số lượng nhất định các đối tượng và được bố trí ở chỗ tương ứng của đối tượng đó trên bản đồ. Kết quả là sẽ đưa lên trên bản đồ một số lượng điểm có độ lớn bằng nhau. Tập hợp các điểm đó (độ dày đặc) cho ta khái niệm rõ rệt về sự phân bố của đối tượng, còn số lượng điểm cho phép ta xác định số lượng của đối tượng.

2.4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ

- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó.

- Khả năng biểu hiện:

+ Thể hiện được chính xác vị trí của đối tượng.

+ Số lượng của đối tượng. (Cột dài hay ngắn)

+ Chất lượng của đối tượng.

+ Cấu trúc của đối tượng.

Ví dụ: sản lượng thuỷ sản đánh bắt và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

3. Bảng so sánh 4 phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Phương pháp biểu hiện

Đối tượng biểu hiện

Khả năng biểu hiện

1. Phương pháp kí hiệu

- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

- Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

- Vị trí phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng

- Chất lượng của đối tượng.

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

- Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội.

- Hướng di chuyển của đối tượng.

- Khối lượng của đối tượng di chuyển.

- Chất lượng của đối tượng di chuyển.

3. Phương pháp chấm điểm

- Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau.

- Sự phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ

- Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó.

- Số lượng của đối tượng.

- Chất lượng của đối tượng.

- Cơ cấu của đối tượng

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh DiềuĐịa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 24
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảo Bình
    Bảo Bình

    🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 05/03/23
    • Thỏ Bông
      Thỏ Bông

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 05/03/23
      • Phúc Huy
        Phúc Huy

        😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 05/03/23

        Địa lý lớp 10

        Xem thêm