Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tại sao ở Việt Nam vào mùa đông lúc giữa trưa Mặt Trời không bao giờ đứng bóng mà bị chếch về hướng nam?

VnDoc xin giới thiệu bài Tại sao ở Việt Nam vào mùa đông lúc giữa trưa Mặt Trời không bao giờ đứng bóng mà bị chếch về hướng nam? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Ở Việt Nam vào mùa đông lúc giữa trưa Mặt Trời không bao giờ đứng bóng mà bị chếch về hướng nam?

Câu hỏi: Tại sao ở Việt Nam (có vĩ độ 8°30 B đến 23°23 B) vào mùa đông lúc giữa trưa Mặt Trời không bao giờ đứng bóng mà bị chếch về hướng nam? Khi nào có hiện tượng đứng bóng vào giữa trưa ở các nơi trên lãnh thổ Việt Nam và thời gian đó vào lúc nào?

Lời giải

– Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt Trái Đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Hiện tượng này lần lượt chỉ xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23°27 N (ngày 22— 12) cho tới 23°27 B (ngày 22-6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23°27 N.

– Nước ta nằm ở vĩ độ 8°30 B đến 23°23 B, nên bất cứ nơi nào trên lãnh thổ đều có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm.

– Mặt Trời lên thiên đỉnh ở mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 23-24 tháng 4 đến ngày 20-21 tháng 8 (thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh phạm vi từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc là ngày 21-3 đến ngày 23-9).

Cụ thể:

– Tại 8°30 B, Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1 vào ngày 25 tháng 4 và lần 2 vào ngày 20 tháng 8.

– Tại 23°23 B, Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1 vào ngày 21 tháng 6 và lần 2 vào ngày 23 tháng 6.

– Vào mùa đông ở nước ta tương ứng với thời điểm Trái Đất hướng Nam bán cầu về phía Mặt Trời (thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh phạm vi từ Xích đạo đến chí tuyến Nam: ngày 23-9 đến ngày 21-3) nên vào giữa trưa (mùa đông) Mặt Trời không nằm thẳng trên đỉnh đầu mà hơi chếch về phía nam.

– Mặt Trời càng di động biểu kiến xuống gần chí tuyến Nam thì độ chếch càng lớn.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tại sao ở Việt Nam vào mùa đông lúc giữa trưa Mặt Trời không bao giờ đứng bóng mà bị chếch về hướng nam? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh DiềuĐịa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 10/03/23
    • Người Dơi
      Người Dơi

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 10/03/23
      • Phước Thịnh
        Phước Thịnh

        😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 10/03/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lý lớp 10

        Xem thêm