Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ

Chúng tôi xin giới thiệu bài Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ

Câu hỏi: Dựa vào hình 24.1 hãy phân biệt các loại cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.

ôn tập địa lý 10

Trả lời

Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế

Khái niệm

Thành phần

Cơ cấu kinh tế theo ngành

Là tập hợp tất cả các ngành hình thành nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng với nhau.

3 ngành chính:

- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;

- Công nghiệp và xây dựng;

- Dịch vụ.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất.

2 thành phần kinh tế:

- Khu vực kinh tế trong nước;

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ cấu theo lãnh thổ

Là một bộ phận của nền kinh tế, là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

3 cấp (phân chia theo quy mô lãnh thổ):

- Toàn cầu và khu vực;

- Quốc gia;

- Vùng.

Tìm hiểu Khái niệm cơ cấu thành phần kinh tế. Mối liên hệ với các loại cơ cấu kinh tế khác

Khái niệm cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế được xem là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành của nó chính là một thành phần kinh tế.

Cơ cấu thành phần kinh tế hiện nay cũng có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hay cũng có thể xem xét theo từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.

Nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế là nhằm mục đích để có thể đánh giá vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong phát triển đất nước cũng như từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.

Mối liên hệ với các loại cơ cấu kinh tế khác

Cơ cấu kinh tế vùng là một trong các loại cơ cấu kinh tế.

Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp cấu thành từ nhiều bộ phận. Do đó, có nhiều cách khác nhau trong việc xem xét cơ cấu kinh tế.

Có thể xem xét cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế.

Trong đó:

- Cơ cấu kinh tế vùng là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một vùng kinh tế lãnh thổ.

- Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là một ngành hay một nhóm ngành kinh tế.

Mối liên quan

Ba loại hình cơ cấu kinh tế trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia.

Quá trình phát triển kinh tế luôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.

Tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với việc khai thác được các tiềm năng và lợi thế tương đối cũng như các điều kiện bên trong và bên ngoài của nền kinh tế.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế phát triển, Tổng cục dạy nghề, NXB Lao động, 2010)

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh DiềuĐịa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 1.530
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 05/03/23
    • Haraku Mio
      Haraku Mio

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 05/03/23
      • Milky Nugget
        Milky Nugget

        🖐🖐🖐🖐

        Thích Phản hồi 05/03/23

        Địa lý lớp 10

        Xem thêm